KẾT LUẬN 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 114 - 116)

1. KẾT LUẬN

Giáo dục SKSS là một quá trình lâu dài, tỷ mỉ và tế nhị. Để có được kiến thức khoa học, chính xác, là cơ sở hình thành thái độ, niền tin và những giá trị bản ngã, xây dựng các mối quan hệ tình cảm và hành vi, kỹ năng cần thiết để CSSKSS, cần xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, phương pháp giỏo dục SKSS phù hợp với yêu cầu phát triển nhõn cách của xã hội và nhu cầu tìm hiểu kiến thức của học sinh.

Giáo dục SKSS là nhiệm vụ quan trọng, là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó có NT và Hội LHPN. Muốn công tác giáo dục SKSS đạt hiệu quả cao và thực hiện phương châm “giỏo dục ở mọi nơi, mọi lỳc”, thỡ NT phải chủ động phối hợp với các LLXH, trong đú có Hội LHPN là cần thiết.

Giáo dục SKSS có ý nghĩa tích cực giúp HS hiểu đúng bản chất của các kiến thức về SKSS từ đó có trách nhiệm trong các mối quan hệ, nhất là quan hệ với bạn khác giới, chuẩn bị đầy đủ để làm vợ, làm mẹ, làm chồng, người cha trong tương lai.

Đề tài đã đánh giá thực trạng giáo dục SKSS và phối hợp giáo dục SKSS ở trường THPT chuyên Lương văn Tuỵ và THPT Đinh Tiên Hoàng, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình. Đề tài đó cú nhận định khách quan, phát hiện ra những tồn tại và nguyên nhân của thực trạng phối hợp giáo dục SKSS và quản lý công tác phối hợp giáo dục SKSS. Trên cơ sở đó đề xuất 7 biện pháp quản lý công tác phối hợp của NT với Hội LHPN để giáo dục SKSS cho HS THPT. Kết quả ban đầu cho phép chúng tôi khẳng định: Giả thuyết khoa học đặt ra cho việc nghiên cứu của Đề tài đã được chứng minh trong thực tiễn.

Việc phối hợp của NT với Hội LHPN để giáo dục SKSS cho HS các trường THPT có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, song

NT luôn giữ vai trò chủ đạo trong tất cả các biện pháp nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ cao trong mọi hoạt động. Khi lựa chọn các biện pháp cần dựa vào mục tiêu và nội dung từng hoạt động, đặc điểm nhân cách HS, điều kiện của đơn vị, tổ chức và tình hình kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của địa phương. Các ngành cần chung tay phối hợp để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho HS nói chung và kỹ năng chăm sóc, bảo vệ SKSS, kỹ năng phòng tránh tội phạm liên quan đến tình dục nói riêng... góp phần xây dựng thế hệ tương lai thực sự có ích cho xã hội.

Nói chung, trong xã hội đang có nhiều biến đổi, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một cải thiện và nâng cao, các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng phát triển nhanh chóng và đa dạng. Bên cạnh đó, mặt trái của kinh tế thị trường, các loại hình dịch vụ không lành mạnh cũng có nhiều cơ hội phát triển. Những vấn đề trên có tác động không nhỏ đến nhận thức và lối sống chung của toàn xã hội, trong đó có học sinh THPT là đối tượng thích khám phá, thích thử nghiệm nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống. Chính vì lẽ đó, học sinh THPT cần được trang bị kiến thức về SKSS để có hành trang vào đời lành mạnh. Các cơ quan chuyên môn, các trường phổ thông, các ngành đã có nhiều cố gắng tổ chức các hoạt động giáo dục SKSS cho học sinh THPT đã đạt được kết quả nhất định. Học sinh đã hiểu biết những kiến thức cơ bản nhất về SKSS, bước đầu đã hình thành ở các em hành vi đúng đắn. Tuy nhiên, vấn đề này còn nhiều bất cập, từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về vấn đề giáo dục SKSS đến đối tượng hưởng thụ, đội ngũ cán bộ chuyên môn, nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức, đặc biệt là quản lý giáo dục SKSS... Việc nghiên tỡm biện pháp quản lý phối hợp các LLXH trong giáo dục SKSS cho HS các trường THPT trong giai đoạn hiện này là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w