Thực trạng nhận thức của HS THPT về SKSS

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 48 - 56)

* Thực trạng nhận thức của HS THPT về khái niệm SKSS.

Biểu đồ 2.1: Mức độ nhận thức của HS THPT về khái niệm SKSS

Qua kết quả bảng 2.1 cho thấy: Nhận thức của HS các trường THPT về khái niệm SKSS không cao. Mức độ biết chiếm tỷ lệ cao nhất (64,13%), tiếp đến là mức hiểu (chiếm 22,65%) và thấp nhất là mức vận dụng 13,22%.

Nhiều HS mới nhận thức được những kiến thức ban đầu, sơ khai, cảm tính; mới sao chụp lại được những dấu hiệu bề ngoài, chưa huy động tri thức, kinh nghiệm để tái hiện được những kiến thức có liên quan đến SKSS một cách rừ nét; chưa tách được những thuộc tính bản chất ra khỏi các thuộc tính không bản chất của khái niệm SKSS; những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của SKSS. Số HS nêu được các ví dụ về áp dụng kiến thức SKSS vào cuộc sống thực tiễn không nhiều.

Nhiều HS đã đề cấp đến một số nội dung của SKSS nhưng chưa đầy đủ, chỉ kể được một số dấu hiệu bề ngoài, nhớ và tái hiện các nội dung SKSS còn thiếu, thậm chí không chính xác, chủ yếu còn coi SKSS đơn giản

chỉ là vấn đề liên quan đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai, hay chăm sóc bà mẹ khi mang thai, sinh con, không mắc các bệnh LTQĐTD hoặc sức khoẻ của các bà mẹ mới sinh... chưa có HS nào nói đến yếu tố tinh thần và xã hội trong SKSS.

Sự thiếu hiểu biết về SKSS đặt HS trước những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến SKSS như: quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, mắc các bệnh LTQĐTD... Hậu quả ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ tinh thần, thể chất, kinh tế và xã hội.

Biểu đồ 2.2: Mức độ quan tõm của HS về SKSS

Qua biểu đồ 2.2 chúng tôi kết luận như sau:

HS cú thái độ tích cực trong việc tìm hiểu các kiến thức về SKSS. Số HS quan tâm tìm hiểu kiến thức SKSS cao: Mức rất quan tâm là 21,6%, mức quan tâm là 72,2% và mức không quan tâm là 6,2%.

Từ thực trạng thái độ của HS về việc học tập, tỡm hiểu kiến thức SKSS như trên, nếu NT chủ động cung cấp kiến thức phù hợp với nhu cầu, khả năng thì chắc chắn sẽ nõng cao chất lượng GDSKSS trong NT, giảm thiểu những hệ luỵ của SKSS.

* Mức độ nhận thức của HS trường THPT về nội dung chi tiết SKSS:

Chúng tôi tìm hiểu nhận thức của HS với 6 nội dung chi tiết sau: 1. Giới tính

3. Tình dục an toàn và có trách nhiệm. 4. Mang thai và nạo phá thai an toàn. 5. Các biện pháp tránh thai.

6. Các bệnh LTQĐTD.

Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của HS THPT về nội dung chi tiết của SKSS

ND Mức 1 Mức 2 Mức 3 SL % SL % SL % 1 242 47.90 150 29.80 112 22.30 2 244 48.15 152 30.20 109 21.65 3 337 66.75 106 20.95 62 12.30 4 337 66.75 107 21.20 61 12.05 5 380 75.20 83 16.40 42 8.40 6 404 80.00 88 17.35 13 2.65

Theo bảng 2.3: Nhận thức của HS về giới tính cao nhất trong 6 nội dung của SKSS chúng tôi tỡm hiểu. Mức hiểu chiếm 29,80, mức áp dụng chiếm 22,30%. Nhiều HS đã hiểu được mối quan hệ bản chất, những thuộc tính cơ bản của khái niệm giới tính đó là đề cập đến cấu tạo, chức năng của các cơ quan sinh sản nam, nữ. Một số HS trả lời “Giới tính là sự khác biệt giữa nam và nữ về cơ quan sinh sản”, “giới tính là nói đến chức năng sinh sản của nam và nữ”... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều HS hiểu chưa chính xác, chưa đúng bản chất của khái niệm giới tính, còn cho rằng “Giới tính là chuyện vợ chồng”, “giới tính là tình yêu đôi lứa”, là quan hệ tình dục... Tuy nhiên, còn nhiều HS mới chỉ biết về một số bộ phận cơ bản của cơ quan sinh sản nam và nữ, chưa hiểu rõ chức năng của các cơ quan sinh sản nam, nữ.

- Mức độ nhận thức về tình yêu, hôn nhân và gia đình tương đối tốt, (chỉ sau nhận thức về giới tính). Số HS nhận thức đạt mức hiểu là 30,20%, mức áp dụng là 21,65%. Mặc dù tình yêu của các em còn rất cảm tính, mơ mộng nhưng đều có mục đích của tình yêu chân chính là sự đồng cảm, chia sẽ, rất nhiều HS nói đến mục đớch của tình yêu chõn chớnh là tiến đến hôn nhân và gia đình hạnh phúc. Các em cũng hiểu rõ rằng để có hôn nhân bền vững thì cần tập trung học tập chuẩn bị cho tương lai. Điều này cho thấy nhìn nhận về tình yêu của HS ngày nay rất thực tế. Vì vậy, để có gia đình hạnh phúc ngoài sự say mê của trái tim, chúng ta cần định hướng cho các em có sự tỉnh táo của khối óc để tạo dựng tiền đề tốt cho cuộc sống sau này.

- Về tỡnh dục an toàn và có trách nhiệm: Nhận thức ở mức hiểu đạt 20,95%, mức áp dụng là 12,3%. Với kết quả trên có thể nhận định: Tuy nhận thức về vấn đề này chưa thực sự sõu sắc nhưng HS đã có nhận thức tương đối đúng đắn về vấn đề này, đã biết tình dục an toàn và có trách nhiệm, đó là không quan hệ tình dục bừa bãi, không quan hệ tình dục trước hôn nhân, nhất là ở lứa tuổi THPT, chưa có điều kiện để tiến tới hôn nhân, mà phải học để chuẩn bị cho tương lai.

Tình dục là một mặt nhân cách, biểu hiện cảm xúc và hành vi giới tính của mỗi con người. Tình dục có quan hệ mật thiết với tình yêu. Tình dục là biểu hiện mãnh liệt không thể thiếu trong tình yêu đích thực. Trên nền tảng tình yêu, tình dục không thuần tuý là bản năng mà được nâng lên tầm cao và ứng xử có văn hoỏ. Cỏc em đang ở lứa tuổi mới phát triển, thích trải nghiệm, muốn khẳng định vị trí người lớn của mỡnh, nờn dễ dẫn đến quan hệ tình dục thiếu an toàn và thiếu trách nhiệm. Vì vậy, sự hiểu biết về tình dục an toàn và trách nhiệm là tiền đề tốt để hướng dẫn, giúp đỡ các em biết kiềm chế ham muốn tầm thường, dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

- Nhận thức của HS về mang thai và nạo phá thai an toàn ở mức hiểu chiếm 21,2%, mức áp dụng là 12,05%. HS hiểu về tác hại của nạo phá thai

hơn cơ chế thụ thai. Đại đa số các ý kiến trả lời đều khẳng định nạo phá thai không an toàn có thể dẫn đến khủng hoảng về tâm lý, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, thậm chí vô sinh, tử vong.

- Về biện pháp tránh thai: Có 75,20%% HS biết tên 1 biện pháp tránh thai, 16,40% số HS hiểu về biện pháp tránh thai nêu ra, chỉ có 8,4% số HS nêu được ví dụ về cách sử dụng các BPTT. Bốn BPTT được các em lựa chọn nhiều hơn cả là bao cao su (91,5%), vòng tránh thai (87,2%), thuốc uống tránh thai (84,9%) và đình sản nam, nữ (76%).

Nhận thức về các BPTT, cách sử dụng và nguồn cung cấp dịch vụ SKSS là một trong những yếu tố quan trọng, cần thiết nhằm tăng cường tình dục an toàn và có trách nhiệm, làm giảm đáng kể tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn. Do vậy, bên cạnh việc nâng cao nhận thức của HS về các BPTT cần làm cho HS hiểu rõ về ưu, nhược điểm, cách áp dụng các BPTT, hiệu quả của các BPTT. Các BPTT hiệu quả là các BPTT hiện đại như: Thuốc tiêm tránh thai 100%, triệt sản nam 99,9%, triệt sản nữ 99,6%, thuốc tránh thai 99%, vòng tránh thai 98%, bao cao su 97%. Các BPTT truyền thống như xuất tinh ngoài âm đạo, tớnh vũng kinh, cho con bú... hiệu quả thấp từ 60- 70%. Mặc dù chúng ta không mong muốn HS có quan hệ tình dục, nhưng trong thực tiễn vẫn diễn ra hiện tượng quan hệ tình dục ở lứa tuổi HS. Nếu chúng ta không hướng dẫn cho HS các BPTT sẽ dẫn đến nguy cơ có thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.

- Mức độ nhận thức của HS về bệnh LTQĐTD thấp nhất trong 6 nội dung được đề cập trong đề tài. Chỉ có có 17,35% HS hiểu và 2,65% HS đưa ra được các ví dụ và miêu tả đúng về các bệnh LTQĐTD. HIV/AIDS được các em nhắc đến nhiều nhất.

Ở đây ta lại thấy xuất hiện mâu thuẫn đó là: Mặc dù HS đã biết, hiểu về nội dung chi tiết của SKSS nhưng HS lại rất bỡ ngỡ khi đưa ra các ví dụ thể hiện sự có thể vận dụng vào thực tiễn. Điều này làm cho các nhà giáo

dục phải xem xét lại phương pháp dạy học, giáo dục cho HS về SKSS, cần tăng cường dạy lý thuyết kết hợp với thực hành nhiều hơn nữa, đặc biệt là vấn đề tế nhị và nhạy cảm như SKSS.

* Đánh giá nhận thức về SKSS theo giới tính:

Bảng 2.4: Thực trạng nhận thức của HS THPT về nội dung chi tiết của SKSS, theo giới tính.

Nội dun g Nam Nữ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 1 Mức 2 Mức 3 SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 128 48.6 78 29.7 57 21.7 114 47.2 72 29.9 55 22.9 2 132 50.1 79 30.1 52 19.8 111 46.2 73 30.3 57 23.5 3 177 67.2 56 21.3 30 11.5 160 66.3 50 20.6 32 13.1 4 180 68.3 54 20.5 30 11.2 157 65.2 53 21.9 31 12.9 5 200 75.8 44 16.5 20 7.7 180 74.6 39 16.3 22 9.1 6 212 80.20 45 7.20 7 2.60 192 79.80 42 17.50 6.51 2.70

Theo bảng 2.4, có thể khẳng định như sau:

Mức độ nhận thức của HS về nội dung chi tiết của SKSS của nam và nữ không đồng đều: HS nữ hiểu tốt hơn, sâu hơn HS nam. Ở tất cả các nội dung, nhận thức ở mức độ hiểu và vận dụng của nữ đều cao hơn nam từ 0.4 đến 3.9%. Nhiều nữ HS đã hiểu bản chất giữa các khái niệm, mối liên hệ giữa một số nội dung của SKSS, trong khi nhận thức của nam HS còn mang tính cảm tính, nhận biết được các dấu hiệu bề ngoài, chưa chính xác, chưa đầy đủ.

Khoảng cách chênh lệch mức độ nhận thức hiểu và vận dụng ở 6 nội dung lần lượt như sau: Tỡnh yêu, hôn nhân và gia đình có khoảng cách cao nhất là 3,9%. Tiếp đến là nội dung mang thai và nạo phá thai an toàn (3,1%),

nhận thức về giới tính (1,4%), các biện pháp tránh thai (1,2%), tình dục an toàn và có trách nhiệm (0,9%) và khoảng cách ít nhất là kiến thức về các bệnh LTQĐTD (0,4%).

Khi nói về giới tính, nữ HS Nguyễn Thanh H (trường THPT chuyên Lương Văn Tuỵ) trả lời: “Giới tính là sự khác biệt của nam và nữ về sinh học”.

Nữ HS Vũ Thuỳ T (trường Đinh Tiên Hoàng) trả lời “Giới tính là nói đến sự khác nhau về chức năng sinh sản của nam và nữ, nam có tinh trùng, nữ có trứng”.

Nam HS Trần Thành T (trường Lương Văn Tuỵ) cho rằng “Giới tính là sự khác biệt về hình dáng bên ngoài giữa nam và nữ”.

* Nguyên nhân thực trạng nhận thức của HS THPT về SKSS:

Nội dung về SKSS mà HS THPT có mức độ nhận thức tốt hơn đều là những nội dung dạy chính thức trong nhà trường, thông qua tích hợp ở một số môn học của chương trình giáo dục THCS, THPT; được các phương tiện thông tin đại chỳng tuyên truyền tương đối rộng rãi hoặc là những chủ đề các cuộc trò chuyện của tuổi mới lớn, như kiến thức về giới tính (cấu tạo, chức năng của các cơ quan sinh sản của nam và nữ), tình bạn, tình yêu, gia đình...

Đặc biệt, trong quá trình đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40 của Quốc hội khóa X, một bộ chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng trong đó lượng kiến thức tích hợp về SKSS cũng đã được chính thức đưa vào chương trình, thể hiện qua các bài học trong sách giáo khoa của các bộ môn Sinh học, Giáo dục công dân và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Trong chương trình môn Sinh học, các em đã được học về quỏ trỡnh sinh sản, những thay đổi về hình thái và sinh lý cơ thể trong tuổi dậy thì… Môn Sinh học cũng đó giỳp cỏc em hiểu được cơ sở khoa học của Luật Hôn nhân và Gia đình qua việc cấm kết hôn gần (giao phối cận huyết) cũng như nhiều vấn đề về tác hại của virut, về đột biến, về bệnh di truyền, về vệ

sinh cơ thể, về môi trường sinh thỏi… Mụn GDCD cũng giỳp cỏc em hiểu được các giá trị nền tảng văn hóa xã hội và gia đình truyền thống Việt Nam, biết quan niệm đúng về tình bạn, tình yêu và hôn nhân, biết tôn trọng luật pháp và thực hiện hành vi một cách tự giác, tự chủ bản thân, từng bước đấu tranh với những thói hư tật xấu, phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào NT. Nhận thức của HS nữ tốt hơn HS nam là do: Đặc điểm sinh lý, chức năng của giới, thiên chức làm vợ, làm mẹ nên trong gia đình nữ được chăm sóc, dạy dỗ, bảo vệ về SKSS tốt hơn nam. HS nữ phát triển về tâm sinh lý trước HS nam. Nữ trưởng thành về sinh dục, chiều cao, cân nặng sớm hơn nam. Các em nữ thường tỏ ra mình người lớn, trưởng thành, nhạy cảm với vấn đề tình yêu, tình dục, hôn nhân và gia đình hơn các em nam; Mặt khác, phụ nữ thường là đối tượng phải chịu hậu quả của nhiều vấn đề liên quan đến tội phạm tình dục, tình dục không an toàn, biến chứng của sinh đẻ, nạo hút thai không an toàn, sử dụng biện pháp tránh thai không đúng cách gây nên... Do đó, các gia đình đã có ý thức chủ động trang bị cho các con gái một số kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, SKSS; Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tuổi kết hôn của nữ là 18 sớm hơn nam 2 tuổi (nam 20 tuổi);

Mức độ nhận thức của HS không cao là do: Công tác giáo dục SKSS cho HS chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều bậc cha mẹ thiếu hiểu biết về SKSS, nhiều người e ngại khi trao đổi về SKSS, nhiều cha mẹ gặp khó khăn trong việc nên lựa chọn nội dung nào để trò chuyện với con và nờn núi như thế nào; các phương tiện thông tin đại chúng mới tập trung tuyên truyền cho đối tượng đã có gia đình. Trong khi HS cũng có nhu cầu tìm hiểu về SKSS. Các em phải tự tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, internet, bạn bè... Do vậy, thông tin còn thiếu, có thông tin chưa cần thì lại tìm hiểu hoặc hiểu vấn đề chưa chính xác…

Nội dung về tình dục an toàn và các biện pháp tránh thai thì chưa được học chính thức trong chương trình phổ thông. Giáo viên dạy vấn đề tế nhị này gặp khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức cho HS. Mặt khác các em e ngại, sợ bị đánh giá về phẩm chất, đạo đức nên ngại trao đổi về vấn đề này với người lớn như thầy cô, cha mẹ... Trong khi đó, nội dung SKSS trờn cỏc kênh truyền hình, đài phát thanh... lại thiếu tính đa dạng, chưa phù hợp với lứa tuổi nên HS khó nhớ lõu, khó tái hiện được tri thức; Sự hiểu biết hạn chế về SKSS luôn đặt HS trước những nguy cơ có hại cho sức khoẻ và sự phát triển của cá nhân và xã hội. Tương lai của các em phụ thuộc rất nhiều vào việc đi đúng hướng hay sai hướng ở giai đoạn này. Chúng ta cần trang bị cho các em những kiến thức về SKSS một cách chính xác, đầy đủ và toàn diện làm hành trang cho các em bước và xây dựng gia đình hạnh phúc, có sức khoẻ, chủ động sản sinh ra thế hệ tương lai khoẻ mạnh, thông minh.

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 48 - 56)