NT và Hội LHPN xây dựng cơ chế phối hợp GDSKSS cho HS

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 101 - 102)

* Mục tiêu của biện pháp:

Tạo mối quan hệ ràng buộc có tính pháp lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm giữa NT và Hội LHPN trong công tác phối hợp GDSKSS cho HS.

Phân định trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên tham gia phối hợp tạo sự thống nhất và thông qua đó thực hiện tác động qua lại giữa các LLGD nhằm đạt được mục đích, kế hoạch về GDSKSS mà NT đã đề ra.

Cộng đồng trách nhiệm, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa NT, gia đình và xã hội, huy động nguồn lực vật chất, tinh thần từ các chương trình, tổ chức, cá nhân cú cựng mục đớch GDSKSS cho HS.

* Nội dung và cách thức thực hiện.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục SKSS, NT chủ động dự thảo cơ chế phối hợp bằng văn bản để thống nhất với Hội LHPN.

Cơ chế phối hợp phải phân công trách nhiệm cụ thể của NT, của Hội LHPN, mục đích của công tác phối hợp, cách thức thực hiện, cơ chế trao đổi thông tin, quản lý thông tin…

Hàng năm có bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn, đặc điểm tình hình thực tế, yêu cầu xã hội.

NT chủ động xây dựng cơ chế, triển khai các nội dung hoạt động. Hội LHPN thành phố có trách nhiệm góp ý, bổ sung, cộng đồng trách nhiệm trong quá trình thực hiện. NT và Hội LHPN có sự phân công trách nhiệm

cho giáo viên, cán bộ phụ trách việc theo dõi, chỉ đạo, tổ chức, thực hiện, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện cơ chế.

Phối hợp tổ chức thực hiện các hoạt động nâng cao kiến thức SKSS cho HS: Việc nâng cao kiến thức về SKSS không chỉ là nhiệm vụ của riêng NT mà của cả gia đình và toàn xã hội. Các thông tin về SKSS đến với các em qua nhiều con đường khác nhau như phim, tài liệu, internet, giáo dục gia đình, các hoạt động giáo dục của các tổ chức chính trị xã hội, các ngành chức năng... Bởi vậy, để HS có kiến thức đầy đủ, phù hợp với lứa tuổi đòi hỏi có sự tham gia của toàn xã hội, trong đó có Hội LHPN.

Phối hợp trong quản lý HS: Quản lý là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục. Phối hợp quản lý là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục SKSS. Qua việc dõi tình hình diễn biến tâm lý và hành vi của HS nhằm phát hiện sớm những em có hiểu biết lệch chuẩn để uốn nắn kịp thời, giỳp cỏc em có lối sống phù hợp với chuẩn mực xã hội, xây dựng môi trường sống lành mạnh.

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Lãnh đạo NT và Hội LHPN phải coi trọng và chủ động triển khai tới tất cả cán bộ, giáo viên; làm việc với Hội LHPN để thống nhất mục tiêu và cách thực hiện.

Phải phân công đầu mối, cá nhân chịu trách nhiệm cụ thể, kể cả NT và Hội LHPN.

Cán bộ phụ trách trực tiếp phải tích cực, trách nhiệm, có khả năng xác định vấn đề ưu tiên, thiết lập mối quan hệ ràng buộc giữa các ngành, có khả năng huy động trí tuệ của các thành viên tham gia để xây dựng được cơ chế phối hợp khoa học.

Tăng cường trao đổi thông tin liên quan đến SKSS giữa NT và Hội LHPN, cũng như trong nội bộ NT và Hội LHPN.

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w