Nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đảng, chính quyền, cán bộ quản lý NT, Hội LHPN, giáo viên về GDSKSS cho HS các trường THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 89)

lý NT, Hội LHPN, giáo viên về GDSKSS cho HS các trường THPT

* Mục đích của biện pháp:

Làm cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, cán bộ quản lý NT, Hội LHPN, giáo viên có sự hiểu biết cơ bản, đúng đắn về SKSS, GDSKSS và phối hợp GDSKSS. Từ đó, tạo sự thống nhất trong tư tưởng, hành động để thực hiện mục tiêu GDSKSS cho HS; xác định rõ trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành nhất là ngành giáo dục và Hội LHPN trong quá trình giáo dục SKSS cho HS các trường THPT.

* Nội dung và cách thực hiện:

Nhận thức có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của công việc. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của xã hội, các lực lượng tham gia GDSKSS về ý thức trách nhiệm, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục SKSS, tầm quan trọng, những yêu cầu cơ bản và điều kiện để PHGDSKSS cho HS THPT hiệu quả là cần thiết.

- Tổ chức hội nghị liên ngành để triển khai chính sách về giáo dục, GDSKSS, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục SKSS.

Xác định trách nhiệm của LLXH, phát huy sự đóng góp của các cấp, các ngành tích cực cùng với NT xây dựng kế hoạch phối hợp giáo dục HS, điều kiện thực phối hợp để GDSKSS…

Đối với cán bộ quản lý: Phải nắm vững các quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, các quy định của Nhà nước về công tác giáo dục, trong đó có GDSKSS. Phải nắm chắc yêu cầu khách quan và lợi ích của việc phối hợp

giáo dục, vai trò đúng đắn về của giáo dục NT và giáo dục xã hội, của Hội LHPN Việt Nam trong việc tham gia cùng NT để giáo dục toàn diện nhân cách HS. Từ đó tham mưu để ban hành chính sách, xây dựng chương trình hành động cụ thể đề giáo dục SKSS cho HS phù hợp với điều kiện của địa phương trong từng thời kỳ nhất định.

Nhà trường: Có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục hình thành nhân cách HS, trong đó có GDSKSS. Thông qua dạy học ở NT, HS được thầy cô truyền đạt những kiến thức một cách có hệ thống, khoa học, chính xác, đầy đủ nhất, tư vấn giúp đỡ các em vượt qua mọi khó khăn của lứa tuổi. Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo, cải tiến chương trình giảng dạy về SKSS trong nhà trường. Sở dĩ chúng ta cần làm tốt khâu này là vì lãnh đạo, chỉ đạo là khâu quan trọng của quá trình quản lý. Nếu quản lý tốt thì bộ máy mới hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả.

Ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp… có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện kế hoạch giảng dạy tổ chức và liên kết các thành viên khác trong và ngoài NT để chuẩn bị và tiến hành truyền thụ các môn học, tích hợp nội dung SKSS.

Giáo viên giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm cần phải thực hiện giáo dục SKSS một cách chu đáo, tỉ mỉ, thường xuyên với mọi HS của lớp mình phụ trách. Giáo viên chủ nhiệm còn là người trực tiếp thực hiện phối hợp giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội. Những giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm, giàu vốn sống, có kiến thức về SKSS và tâm huyết với sự nghiệp trồng người sẽ trở thành những chuyên gia tư vấn, giúp đỡ đắc lực cho nhà trường trong việc giáo dục SKSS cho HS. Nếu mỗi chúng ta đều coi HS như con đẻ của mỡnh thỡ hiệu quả của giáo dục SKSS trong nhà trường sẽ được tăng lên gấp bội, bởi vì lời nói của thầy cô giáo trong lĩnh vực này có giá trị hết sức lớn lao. Chúng ta không dừng lại ở chỗ chỉ giúp cho các em tri thức của môn học mà quan trọng hơn là giúp cho các em kỹ năng sống tốt hơn trong một giai đoạn phát triển đầy thử thách của cuộc đời.

Đối với giáo dục thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp có nhiều khả năng mở rộng cho HS các kiến thức về SKSS và kỹ năng CSKSS cho bản thân. Các trường THPT cần lựa chọn các chủ đề sinh hoạt ngoại khóa phù hợp với nhu cầu của từng nhóm đối tượng HS. Ngoài việc đưa giáo dục SKSS vào giảng dạy chính khóa theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo, NT có thể vận dụng một số mô hình ngoại khóa như: Thành lập phòng truyền thông và sinh hoạt câu lạc bộ tự quản của học sinh, đặt hòm thư tư vấn và bảng tin tư vấn ở những địa điểm thuận lợi để các em tiện theo dõi. Tổ chức tư vấn trực tiếp và tư vấn đồng đẳng giữa học sinh và thầy cô có kinh nghiệm và kiến thức về SKSS. Mở các cuộc thi, các buổi sinh hoạt tạp kỹ về SKSS vị thành niên. Bên cạnh đó, nhà trường tổ chức tọa đàm giữa NT với các LLXH, cha mẹ học sinh nhằm phối hợp tốt để giáo dục SKSS cho các em đạt hiệu quả.

Hội LHPN: Nắm bắt kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch, mục tiêu, nội dung, phương pháp… giáo dục của NT, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp của ngành với nhà trường có tớnh khả thi.

Hội LHPN có vai trò định hướng tư tưởng cho xã hội về GDSKSS, phải xoá bỏ tư tưởng giáo dục HS ở các trường phổ thông là nhiệm vụ của riêng nhà trường.

Các hoạt động cụ thể như sau:

- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về GDSKSS và PHGDSKSS.

Đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các hội nghị liên ngành, hội nghị giáo viên để quán triệt về quan điểm, đường lối, chính sách, kế hoạch giáo dục, phối hợp giáo dục SKSS.

NT và Hội LHPN chỉ đạo và tổ chức các hoạt động, tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên nâng cao nhận thức về SKSS, GDSKSS, PHGDSKSS

bằng nhiều hình thức khác nhau ở mọi nơi, mọi lúc truỳ thuộc vào vị trí công tác của mỗi cá nhân.

Các tổ chức công đoàn, các tổ bộ môn, đoàn thanh niên trong NT xây dựng tiêu chí thi đua, thống nhất các biện pháp, hình thức tổ chức thực hiện, trong đó quan tâm đến vấn đề GDSKSS cho HS. Cũng thông qua các cuộc họp phải tuyên truyền nâng cao nhận thức về quy định của pháp luật, vai trò của giáo dục SKSS đối với sự phát triển nhân cách HS và sự cần thiết phải phối hợp với Hội LHPN trong việc GDSKSS cho HS.

Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ngành về vai trò của GDSKSS là giúp con cái chúng ta trưởng thành về tư cách giới tính của mình, để các em tự tin đứng vững trước khi vào đời và sự cần thiết phải vào cuộc của các LLXH đối với sự nghiệp giáo dục của NT.

NT chủ động thống nhất với Hội LHPN Việt Nam để xõy dựng kế hoạch phối hợp và cơ chế phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ và thời gian. Thống nhất mục tiêu, nội dung, cách thức, điều kiện tổ chức thực hiện, không gian, thời gian, nguồn lực, định kỳ giao ban, trách nhiệm của cỏc bờn, đánh giá kết quả phối hợp.

Hội LHPN Việt Nam phải xác định tinh thần trách nhiệm của tổ chức và của cán bộ các cấp trong việc tham gia xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, tuyên truyền nâng cao kiến thức về SKSS cho HS. Nhiệt tình, ủng hộ cùng với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục SKSS như hội thi, tập huấn mạng lưới cộng tác viên...

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, cán bộ Hội LHPN về kiến thức và phương pháp giáo dục, hướng dẫn học sinh về các nội dung chi tiết của SKSS và kiến thức về PHGDSKSS.

Hàng năm, NT tổ chức các lớp bồi dưỡng, các buổi dự giảng về những bài tích hợp, lồng ghộp cỏc nội dung giáo dục SKSS, các buổi toạ

đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên trong nhà trường với những người có chuyên môn sâu về lĩnh vực SKSS để không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng giáo dục SKSS, thông cảm với những vướng mắc mà các em có thể gặp phải trong cuộc sống.

Tổ chức các hoạt động ngoại khoỏ cú sự tham gia của các nhà lãnh đạo, các nhà chuyên môn, cha mẹ HS, các thầy cỏc cụ, cán bộ Hội LHPN và HS như giao lưu, toạ đàm trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, giải quyết tình huống,…

* Điều kiện thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng NT và lãnh đạo Hội LHPN phải luôn coi trọng công tác nâng cao nhận thức về SKSS và phối hợp GDSKSS

NT và Hội LHPN phải chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên; động viên mọi người chủ động nâng cao nhận thức về SKSS ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hình thức.

Tranh thủ sự hỗ trợ của lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương để có điều kiện thuận lợi nhất, nhằm huy động sức mạnh tổng thể của các cấp, các ngành trong xã hội đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nói chung, giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 89)