Biểu đồ 2.8: Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên về PHGDSKSS
Đội ngũ cán bộ Hội LHPN và cán bộ quản lý, giáo viên các trường THPT rất quan tâm đến việc GDSKSS cho HS các trường THPT. 100% cán bộ được khảo sát đều trả lời việc phối hợp giáo dục SKSS cho HS là rất cần thiết hoặc cần thiết, không có trường hợp nào trả lời ở mức độ không cần
thiết. Tỷ lệ số người lựa chọn mức độ rất cần thiết đạt 79,85%, cao hơn gấp 4 lần so với mức độ cần thiết.
Khi trao đổi về vấn đề này, một nhà quản lý trường THPT chia sẻ: Chúng ta hóy giỳp cỏc em biết tự bảo vệ mình, chúng ta cần cảnh báo trẻ đừng chết vì thiếu hiểu biết. Thực tế hiện nay khá nhiều bạn trẻ lại tưởng như mình đang biết tất cả mọi thứ khi tiếp cận với quá nhiều luồng thông tin, dẫn đến mắc sai lầm.
100% đối tượng khảo sát đã từng được dự tập huấn, nói chuyện chuyên đề về chăm sóc SKSS ít nhất 01 lần. 55,55% số người được hỏi đã từng dự lớp tập huấn tuyên truyền về chăm sóc SKSS; 22,22.% đã từng nói chuyện chuyên đề về giáo dục giới tính, tình bạn, tình yêu tuổi THPT; 15,55% đã chủ trì tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, giao lưu với chủ đề GDSKSS cho trẻ em tuổi vị thành niên.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên đều nhận thức được rằng: GDSKSS là vấn đề tương đối quen thuộc trong các NT. Tuy vậy nó vẫn còn là vấn đề tế nhị, hoặc bị coi là đơn giản (đến khi trưởng thành thì ai cũng biết, nói chi nhiều…), lại có phần ảnh hưởng của tập quán, truyền thống văn húa-xó hội…Do đó, đơn phương các nhà trường sẽ gặp khó khăn trong GDSKSS nếu không có sự kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội. Ở nước ta, số HS THPT ngày càng nhiều, tình yêu ở tuổi học trò vẫn diễn ra. Nếu được quan tâm chăm sóc để HS được bắt đầu một cuộc sống tốt đẹp, tức là tạo cho HS cơ hội và ý chí để cống hiến tốt nhất; ngược lại nếu để mắc phải những sai lầm trong thời kỳ này thì HS sẽ bị tổn thương về tinh thần (hoặc có khi cả về thể chất) khó mà hồi phục được.