Thực trạng nội dung GDSKSS cho HS THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 56 - 59)

GDSKSS vị thành niên là 1 trong 10 nội dung của mục tiêu Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010. Nội dung này được thực hiện chủ yếu trong các nhà trường cùng với sự phối hợp của ngành y tế, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và gia đình.

Học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong cuộc đời, xảy ra đồng thời những thay đổi bao gồm sự chín muồi về thể chất, sự biến đổi, điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách, chuẩn bị hành trang cho tương lại, phải quyết định những vấn đề quan trọng cho sự nghiệp của mình...

Chính vì lẽ đó, từ năm học 2004 - 2005, nội dung giáo dục sức khoẻ sinh sản được biên soạn và giảng dạy theo nguyên tắc lồng ghép với các môn học khác chính thức trong nhà trường phổ thông, không gây ảnh hưởng tới biên chế chung của năm học.

Bảng 2.5: Thực trạng nội dung GDSKSS cho HS THPT.

Nội sung % Thứ tự

Tâm lý lứa tuổi HS THPT 89.31 2

Cấu tạo, chức năng cơ quan sinh dục 90.22 1 Cơ chế thụ thai và phát triển của thai 78.31 7

Các biện pháp tránh thai 27.87 9

Tác hại của nạo phá thai 68.12 8

Nạo phá thai an toàn 21.34 12

Phòng tránh các bệnh LTQĐTD 22.91 11

Tình bạn, tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình 86.33 3 Quan hệ giữa gia tăng dân số và môi trường

84.54 6

Quan hệ giữa cá nhân – gia đình - cộng đồng

85.26 5

Lòng biết ơn công lao sinh thành của cha, mẹ, ông, bà

85.91 4

Cách vệ sinh cá nhân và chăm sóc cơ quan sinh sản

26.82 10

Cách phòng tránh xâm hại tình dục

20.89 13

Kết quả khảo sát có thể khẳng định NT đã quan tõm dạy toàn diện các nội dung của SKSS. Tỷ lệ HS lựa chọn các nội dung NT đã dạy như sau:

- Kiến thức về tâm lý lứa tuổi HS THPT (89,31%), kiến thức về tình bạn, tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình có 86,33%, quan hệ giữa gia tăng dân số và môi trường 85,54%), quan hệ giữa cá nhân – gia đình - cộng đồng (85,26%), lòng biết ơn công lao sinh thành của cha, mẹ, ông, bà (85,91%). Đõy là nhúm kiến thức có sự lựa chọn cao nhất. Những kiến thức này làm cơ sở để HS xây dựng cho mình nếp sống lành mạnh, có quan điểm

về tình dục, tình yêu trong sáng, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam; biết ơn công sinh thành, chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà; có trách nhiệm trong việc xõy dựng môi trường sống tốt đẹp, vì sự phát triển của xã hội, của nhõn loại

- Nội dung về cấu tạo, chức năng cơ quan sinh dục (giới tớnh) (90,22%), cơ chế thụ thai (78,31%). Nhúm kiến thức này giúp các em hiểu về sự thay đổi về thể chất của chớnh bản thõn mình cũng như bạn khác giới. Trên cơ sở đó có thái độ và hành vi đúng đắn về việc chăm sóc sức khoẻ bản thõn và các thành viên khác trong gia đình.

- Kiến thức các biện pháp tránh thai (27,87%), tác hại của nạo phá thai (68,12%), nạo phá thai an toàn (21,34%), cách vệ sinh cá nhân và chăm sóc cơ quan sinh sản (26,82%), cách phòng tránh xâm hại tình dục (20,89%): Đõy là nhúm kiến thức trang bị cho HS kỹ năng sống lành mạnh, giúp HS biết phòng tránh hậu quả xấu liên quan đến SKSS. Tuy nhiên, nhúm kiến thức này được dạy ít nhất trong các nội dung về SKSS. Đõy chớnh là “lỗ hổng” mà những người làm giáo dục cần quan tõm bù đắp.

Một số nhà tâm lý học như A.V Pertovxki, I.U Kusniruk, Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ... đã có nhiều công trình nghiên cứu và thừa nhận rằng: Trong các em HS THPT đã có tình yêu thực sự mạnh mẽ, sâu sắc, tình yêu nam nữ của các em không chỉ xuất phát từ nhu cầu tình dục, “nhu cầu sinh lý” mà là sự thống nhất hài hoà của sự say mê những xúc cảm tình dục với nhu cầu giao tiếp, với tình yêu bằng linh hồn, bằng rung động tình cảm. Mặt khác, tình yêu của lứa tuổi này cũng mang bản chất của tình yêu nam nữ đó là: Tình yêu mang yếu tố văn hóa tinh thần, chứa đựng sự ham muốn tình dục, là sự hòa hợp của sự say mê về trí tuệ dẫn đến sự kính trọng, sự say mê về tâm hồn dẫn đến tình bạn và sự say mê về thể xác dẫn đến sự ham muốn tình dục.

Chớnh vì vậy, mặc dù không mong muốn nhưng thực tế vẫn có quan

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 56 - 59)