Mối quan hệ giữa giáo dục NT và giáo dục của Hội LHPN Việt Nam

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 32 - 34)

Việc NT phối hợp với Hội LHPN Việt Nam trong quá trình giáo dục nói chung và giáo dục SKSS nói riêng là một đòi hỏi khách quan theo nguyên lý giáo dục của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giỏo dục trong NT chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và gia đình để giúp cho việc giáo dục trong NT tốt hơn. Giáo dục trong NT dù tốt đến đâu, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn”.[33]

Quá trình giáo dục đào tạo con người, hình thành nhân cách XHCN cho thế hệ trẻ đang lớn lên, trở thành những người chủ tương lai xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH-HĐH là một quá trình lâu dài, liên tục và thống nhất. Quá trình đó bao gồm các ảnh hưởng khách quan và tác động chủ quan của toàn xã hội được tổ chức theo mục đích, nhiệm vụ và nội dung của nền giáo dục XHCN. Trong các tác động xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách học sinh, có những tác động của nhà trường, của gia đình, của nhóm bạn bè, của cơ quan văn hoá giáo dục ngoài nhà trường, của các phương tiện thông tin đại chúng, của các cơ sở sản xuất, của các đoàn thể xã hội ở địa phương... Trong đó nhà trường đặc biệt có tầm quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong công tác giáo dục thế hệ trẻ.

Việc phối hợp thống nhất giáo dục của nhà trường với giáo dục của các tổ chức xã hội trở thành một nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN. Bản chất của việc phối hợp đó là đạt được sự thống nhất về các yêu cầu của giáo dục cũng như về các hành động giáo dục của tất cả người lớn, khiến cho nhân cách của trẻ phát triển đúng đắn, đầy đủ và vững chắc, tạo được một môi trường giáo dục thuận lợi trong nhà trường và ở khắp mọi nơi

ngoài xã hội. Nhờ có môi trường giáo dục đó, học sinh buộc phải hành động theo đúng các yêu cầu và các chuẩn mực ứng xử. Môi trường giáo dục bao gồm: những yêu cầu thống nhất của nhà trường, gia đình và xã hội đối với hành vi của học sinh, những tình huống được tạo ra trong cuộc sống để các hành vi tích cực có điều kiện thực hiện, những phuơng pháp và biện pháp giáo dục được sử dụng khéo léo, không mâu thuẫn nhau và không dẫn đến tính chất hai mặt trong ứng xử của học sinh.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục NT và giáo dục của Hội LHPN sẽ tạo môi trường hỗ trợ nhau đảm bảo HS được giáo dục toàn diện ở mọi nơi, mọi lúc. Trong đó, giáo dục NT giữ vị trí trung tõm, có vai trò chủ đạo, định hướng tổ chức và quyết định hiệu quả của quá trình giáo dục nói chung và giáo dục SKSS nói riêng.

Sự phối hợp của NT với Hội LHPN là nhằm đạt được sự thống nhất về mục tiêu, yêu cầu giáo dục, cũng như thống nhất mọi hoạt động giáo dục nhằm làm cho nhân cách của thế hệ trẻ được phát triển đúng hướng, toàn diện và vững chắc.

NT muốn thực hiện hiệu quả vai trò chủ đạo trong hoạt động phối hợp với Hội LHPN Việt Nam để giáo dục SKSS cần làm cho các thành viên trong NT, Hội LHPN hiểu một cách đầy đủ nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và sự cần thiết phải phối hợp với nhau một cách chặt chẽ, thường xuyên để giáo dục, nhờ đó mà tạo ra được môi trường toàn xã hội tham gia giáo dục cho HS.

Chớnh có sự phối hợp giáo dục sẽ huy động được sự tham gia của đông đảo LLGD vào việc giám sát, phát hiện vấn đề bất cập nảy sinh trong thực tiễn để có biện pháp giúp HS lựa chọn cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội, nhanh chóng tích luỹ các kinh nghiệm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn một cách dần dần, từ đơn giản đến phức tạp từ đó hình thành niềm tin, tình cảm, định hướng đúng đắn cho tương lai.

Việc quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và Hội LHPN Việt Nam tạo ra sức mạnh tổng hợp và đồng bộ, tạo ra môi trường sư phạm lành mạnh, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực, tạo ra những tác động tích cực cho quá trình giáo dục SKSS và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w