Đánh giá thực trạng phối hợp giáo dục SKSS cho HS

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 79 - 85)

* Mặt đạt được.

- Nhận thức, thái độ: Về cơ bản ban giám hiệu, giáo viên NT, lãnh đạo, cán bộ Hội LHPN thành phố Ninh Bỡnh đó cú nhận thức đúng về vị trí, vai trò, tầm qua trọng của công các PHGDSKSS cho HS THPT. NT đã quan và chủ động phối hợp với Hội LHPN thành phố Ninh Bình để GDSKSS cho HS.

- Tổ chức thực hiện: Công tác phối hợp giáo dục bước đầu được quan tâm, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Đã phối hợp tổ chức được một số hoạt động giáo dục có sự nhiệt tình trách nhiệm của các bên tham gia. Các hoạt động phối hợp giáo dục đã tập trung cung cấp các nội dung SKSS tương đối cơ bản, thiết thực, phù hợp với nhu cầu nhận thức của HS, thông qua những phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục tương đối hấp dẫn, dễ hiểu. Bước đầu gây được sự hứng thú học tập của HS ở một số chủ đề nhất định; Tạo điều kiện để HS chủ động tìm hiểu kiến thức SKSS, có hiểu biết đúng đắn về SKSS và vai trò của việc học tập nâng cao kiến thức về SKSS đối với sự phát triển nhân cách.

- Biện pháp quản lý công tác phối hợp tương đối đa dạng, toàn diện, từ nâng cao nhận thức đến tổ chức các hoạt động và kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh kế hoạch… Tăng cường dạy tích hợp các nội dung về SKSS theo quy

định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục đa dạng, hấp dẫn như: giao lưu, nói chuyên đề, hội thi, tư vấn, câu lạc bộ.... Đã quan tõm phân công cán bộ phụ trách, làm đầu mối liên hệ, tham mưu, xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra đỏnh giỏ…

- Các biện pháp quản lý công tác PHGDSKSS bước đầu đã phát huy vai trò của các LLXH đối với sự nghiệp giáo dục. Hội LHPN thành phố Ninh Bình đã có những đóng góp nhất định cho sự nghiệp giáo dục HS THPT như hỗ trợ tài liệu, tờ rơi, con người, trao đổi thông tin về tình hình HS có hành vi không lành mạnh… để cùng NT có biện pháp giáo dục phù hợp. Đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục SKSS cho HS THPT.

* Hạn chế.

- NT và Hội LHPN chưa đánh giỏ đỳng vai trò của GDSKSS, còn quan niệm sai lầm về GDSKSS và PHGDSKSS. Còn coi giáo dục SKSS là không cần thiết, là vấn đề đơn giản không cần dạy cũng biết hoặc là vấn đề xấu không cần phải dạy. Trong khi đó, giáo dục SKSS là một điều vô cùng quan trọng, HS có quyền được biết thông tin, kiến thức về vấn đề này để có thể tự chọn lựa, sắp đặt được một cuộc sống tốt hơn cho chính mình.

- NT chưa thực sự chủ động trong việc phối hợp với Hội LHPN để GDSKSS cho HS THPT. Công tác phối hợp giáo dục SKSS trong NT chưa thường xuyên, chưa chủ động nguồn lực, chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu. Quỹ thời gian giành cho các hoạt động theo các chủ đề của nội dung này cũn ớt. Chưa xây dựng được cơ chế phối hợp cụ thể.

- Chưa huy động được sự tham gia của các tổ chức xã hội trong việc cung cấp, củng cố kiến thức, kỹ năng về SKSS cho HS trong NT. Chưa thường xuyên áp dụng các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục SKSS hấp dẫn như: tư vấn, dịch vụ chăm sóc SKSS, chương trình vui chơi giải trớ… Trong khi các em thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều nguồn

thông tin khó kiểm soát, dễ gây ra những hiểu biết mang tính chủ quan, sai lệch.

- NT và Hội LHPN thành phố Ninh Bình chưa xác định rừ phối hợp để thực hiện mục tiêu gì, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục như thế nào. Các hoạt động phối hợp cũn mang tớnh thời điểm, chưa có kế hoạch.

- Một khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức cũng như kỹ năng về SKSS chính là tâm lý không coi trọng nội dung giáo dục SKSS của các em HS như những mụn chớnh khoỏ, chưa giành thời gian để tỡm hiểu một cách nghiêm túc về kiến thức này. Hoạt động phối hợp giáo dục của NT và Hội LHPN chỉ thực sự thu hút được các em khi có các hình thức hấp dẫn.

* Nguyờn nhân của hạn chế.

- Chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của các LLXH trong quá trình giáo dục SKSS cho HS THPT

- Thiếu văn bản chỉ đạo từ Bộ giáo dục – đào tạo và TW Hội LHPN Việt Nam về việc phối hợp giáo dục SKSS cho HS THPT.

- Nhận thức về SKSS và phối hợp các LLXH để giáo dục SKSS cho HS THPT hạn chế. Do đó, chưa coi trọng, chưa có quy định cụ thể nên giáo viên chỉ đưa nội dung dạy SKSS vào giáo án trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi hoặc có dự giờ, số giáo viên tâm huyết với vấn đề này rất ít. Rất ít giáo viên chủ động đưa nội dung giáo dục SKSS vào trong bài giảng trên lớp.

- Nội dung, chương trình giáo dục SKSS cho HS chưa được hoàn thiện, thích hợp với nhu cầu và khả năng nhận thức của HS. Các chương trình giáo dục SKSS mới dừng ở mức dạy cho HS những bài học vỡ lòng. Vấn đề giới và giới tính chưa thực sự được đề cập nhiều trong nhà trường. Những kiến thức cơ bản về SKSS, khía cạnh về sinh học của tình dục được giới thiệu trong khuôn khổ sinh lý học của cơ thể người mới được dạy lồng ghép trong môn sinh học, các khía cạnh xã hội của SKSS được đề cập trong môn giáo

dục công dân. Song chủ đề này mới chỉ giới thiệu các quy phạm đạo đức của xã hội và những quy định cơ bản của pháp luật mà chưa cung cấp được cho HS những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có hành vi an toàn về SKSS.

Mặc dù nội dung về giáo dục SKSS được đưa vào chương trình giảng dạy, nhưng do chưa có kế hoạch toàn diện, dài hạn cũng như quy định cụ thể về thời gian bắt buộc tối thiểu dành cho nội dung về giáo dục SKSS trong chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp quỏ ớt… nờn nội dung còn dàn trải do lồng ghép trong nhiều môn học, nặng về kiến thức, chưa gắn với việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS.

- Đội ngũ giáo viên giảng dạy giáo dục giới tính chưa được đào tạo bài bản và chuẩn bị kỹ càng. Phần lớn là cỏc giỏo viờn bộ môn khác kiêm nhiệm, các trường sư phạm chưa quan tâm trang bị cho họ những kiến thức về SKSS để họ cú đẩmtỡnh độ, năng lực để có thể hướng dẫn kiến thức về SKSS một cách thực sự khoa học và hấp dẫn và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Nhiều giáo viên, cán bộ Hội LHPN còn gặp khó khăn, lúng túng về cách thức truyền đạt kiến thức SKSS cho HS, thiếu kỹ năng cần thiết để giảng dạy và cung cấp những kiến thức, đưa ra những lời khuyên về vấn đề nhạy cảm.

- Một bộ phận cán bộ Hội LHPN chưa ý thức trách nhiệm của ngành trong việc phối hợp với NT để giáo dục SKSS cho HS. Kiến thức về SKSS và làm việc trên tinh thần hợp tác của nhiều cán bộ Hội LHPN chưa đáp ứng yêu cầu GDSKSS. Do đó, thiếu tự tin, dẫn đến né tránh phối hợp với NT để GDSKSS cho HS. Mặt khác, một số cán bộ Hội LHPN còn coi GDSKSS cho HS “là việc của ngành giáo dục”, còn Hội LHPN chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ PN phát triển về mọi mặt.

- Thiếu tài liệu hướng dẫn, thiết bị giáo dục thiếu và chưa đồng bộ là một trong những nguyên nhân chính làm cho quá trình tổ chức phối hợp giáo dục SKSS gặp khó khăn. Trong quá trình dạy học, do thiết bị giáo dục

chưa đồng bộ nên đa số giáo viên sử dụng phương pháp truyền thống để giảng dạy nên việc truyền đạt kiến thức cho HS còn nhiều hạn chế. Ví như dạy cho HS về cơ quan sinh dục của nam và nữ, do không có thiết bị dạy học nên thầy cô lúng túng không biết diễn tả thế nào, mà vẽ lên bảng lại càng không thể vì không phải giáo viên nào cũng biết vẽ. Hay dạy về cơ chế mang thai, thì không biết nói với trẻ về nguyên nhân có thai...

- Ảnh hưởng của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế: Trong điều kiện Internet phát triển mạnh mà chế tài và các phương tiện kỹ thuật của chúng ta không đủ để quản lý tất cả các luồng thông tin trên mạng, HS đã tiếp cận những thông tin, truy cập vào những trang web không lành mạnh dẫn đến sự tò mò muốn tìm hiểu, khám phá bản thân và bạn khác giới. Chính vì thế, ngày càng nhiều HS nếm trái cấm khi còn ngồi trên ghế nhà trường và đã có rất nhiều câu chuyện thương tâm, những hậu quả đau lòng đến với các em học sinh trong sự ngỡ ngàng vì một lý do là các em không hiểu biết về SKSS.

Kết luận chương 2:

Chương 2 đã tập trung nghiên cứu để vẽ lên bức tranh tương đối đầy đủ về GDSKSS cho HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Ninh Bình và thực trạng phối hợp, quản lý công tác phối hợp giữa các trường THPT với Hội LHPN thành phố Ninh Bình để GDSKSS cho HS.

Qua kết quả nghiên cứu có thể khẳng định: NT và Hội LHPN trên địa bàn thành phố Ninh Bình đã xác định đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của giáo dục SKSS đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của thế hệ trẻ. Sự nỗ lực của NT và Hội LHPN thành phố Ninh Bình đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao nhận thức của HS các trường THPT về vấn đề khá nhạy bén, giỳp cỏc em có một thể chất khỏe mạnh chứa đựng trong đó một tâm hồn trong sáng, lành mạnh, minh mẫn… có cơ sở và điều kiện để vươn lên đỉnh cao của trí tuệ như hệ thống giá trị của nhà trường, loài người đã mong muốn.

Chương 2 đánh giá khách quan thực trạng giáo dục SKSS cho HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Ninh Bình: HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Ninh Bình đó có nhận thức đúng một số kiến thức cơ bản nhất của SKSS; vai trò chủ đạo của NT đã thể hiện rừ nét trong quá trình giáo dục, nâng cao nhận thức cho HS về SKSS; đã tập trung nghiên cứu và phát hiện những vấn đề bất cập, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhõn của tồn tại hạn chế trong quá trình GDSKSS cho HS các trường THPT. Với thực trạng trên, đòi hỏi ngành giáo dục và các LLXH phải tích cực hơn trong việc xõy dựng chiến lược, kế hoạch giáo dục SKSS cho HS các trường THPT.

Nội dung chương 2 đã tập trung đánh giá một cách chõn thực, khách quan về công tác phối hợp và quản lý công tác phối hợp của trường THPT chuyên Lương Văn Tuỵ và trường THPT Đinh Tiên Hoàng với Hội LHPN thành phố Ninh Bình để giáo dục SKSS cho HS của NT. Bước đầu NT đã phát huy vai trò chủ đạo của mình, chủ động huy động sự đóng góp của các LLXH vào sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên, quá tình phối hợp cũn nhiều hạn chế mà nguyên nhõn bắt nguồn từ công tác quản lý cũn yếu kém, chưa đồng bộ. Do đó, cần phải áp dụng các biện pháp quản lý hữu hiệu hơn, thiết thực hơn thì mới nõng cao chất lượng giáo dục SKSS cho HS các trường THPT trên địa bàn thành phố Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 79 - 85)