Định hướng đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 85 - 87)

Giáo dục là một quá trình toàn vẹn, đũi hỏi có sự tác động đồng bộ giữa các LLGD trong và ngoài NT, tạo thành một guồng máy giáo dục nhịp nhàng và bị chi phối bởi mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, điều kiện và môi trường giáo dục. Trong đó yếu tố QL có ý nghĩa điều chỉnh, cân đối, cải tiến, thúc đẩy quá trình giáo dục để đạt mục tiêu và chất lượng giáo dục. Do đó, muốn đạt chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục SKSS nói riêng cần có sự phối hợp của các LLGD, phù hợp với xu hướng xã hội hoá giáo dục.

Đảng ta coi con người là nhân tố trung tâm của sự phát triển xã hội. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, Chính phủ Việt Nam luôn đặt nhiệm vụ phát triển con người là trọng tâm, phải huy động nguồn lực để phát triển.

Điều 93 - Luật Giáo dục đã quy định: NT có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội thực hiện mục tiêu và nguyên lý giáo dục”

Điều 97 quy định: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm sau đây:

a) Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, thực tập, nghiên cứu khoa học;

b) Góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn ngăn chặn ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;

c) Tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hoá, thể thao lành mạnh;

d) Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình.

Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển năm 2004: “Cỏc Quốc gia, với sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế, nên bảo vệ và thúc đẩy quyền được giáo dục, cung cấp thông tin và chăm sóc SKSS của vị thành niên và giảm nhanh chóng số vị thành niên mang thai”.

Định hướng Chiến lược DS/SKSS giai đoạn 2011 – 2020 xác định ưu tiên giáo dục kỹ năng sống, nhạy cảm giới và cung cấp gói dịch vụ SKSS/ tình dục cho vị thành niên, thanh niên. Trong đó, không thể thiếu việc đồng thời tác động đến nâng cao năng lực cho giáo viên thông qua các chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. .

Ngành GD&ĐT đã và đang tập trung công sức, tích cực đổi mới phương pháp, huy động mọi nguồn lực để đào tạo một thế hệ HS mới đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới. Trong đó, vấn đề giáo dục giới và giới tính, giáo dục CSSKSS, tình bạn, tình yêu trong sáng, lành mạnh… cho HS là một vấn đề mang tính cấp thiết.

Quyết định số 704/QĐ-TTg ngày 19/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giỏo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt” đã giao trách nhiệm cho Bộ Giáo dục - Đào tạo và Hội LHPN Việt Nam thực hiện mục tiêu đến năm 2015 “Có ít nhất 1,5 triệu trẻ vị thành niên được tiếp cận các

kiến thức về SKSS và giáo dục kỹ năng để đối mặt với các khó khăn trong cuộc sống, phòng ngừa tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, lạm dụng tình dục trẻ em”

Tiểu đề án 2: “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước trong hệ thống các trường học (giai đoạn 2010 – 2015)”; Chương trình phối hợp giữa Bộ Giáo dục - đào tạo vài Hội LHPN Việt Nam thực hiện phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã xác định mục tiêu là tạo mọi điều kiện để giỏo dục HS có kiến thức, kỹ năng CSSK; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hoá và lòng nhân hậu.

Đảng bộ thành phố Ninh Bình xác định “Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tạo sự phối kết hợp đồng bộ giữa ngành Giáo dục – đào tạo với các cấp, các ngành, các đoàn thể trong quá trình QLNT và giáo dục HS”

Như vậy, giáo dục SKSS cho HS các trường THPT là một bộ phận quan trọng không tách rời sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cần có sự vào cuộc của toàn xã hội, NT luôn giữ vai trò chủ đạo.

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 85 - 87)