Việt Nam trong GDSKSS cho HS các trường THPT
* Mục đích phối hợp.
Việc quản lý sự phối hợp giữa nhà trường và Hội LHPN Việt Nam tạo nên tác động tổ hợp phát huy được những tiềm năng, những kinh nghiệm, những tri thức phong phú của các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Vì vậy việc liên kết phối hợp giữa nhà trường và Hội LHPN Việt Nam nhằm thực hiện mục đích phát triển nhân cách công dân của nhà nước XHCN được coi là một nguyên tắc quan trọng. Việc liên kết phối hợp trước hết phải đảm bảo được sự thống nhất về nhận thức cũng như hành động vào các mục tiêu của quá trình phát triển nhân cách, tránh sự tách rời, mâu thuẫn, vô hiệu hoá lẫn nhau gây nên sự nghi ngờ, hoang mang, dao động đối với các em trong việc lựa chọn, tiếp thu các giá trị nhân cách tốt đẹp.
Nói chung, công tác phối hợp NT với Hội LHPN Việt Nam nhằm đạt đến các mục đích giáo dục SKSS sau:
Tạo sự thống nhất trong toàn xã hội về mục tiêu GDSKSS cho HS các trường THPT.
Tạo ra môi trường thuận lợi cho HS THPT nâng cao nhận thức về SKSS để phát triển toàn diện nhân cách phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Phát huy được thế mạnh, huy động tối đa nguồn lực của từng lực lượng giáo dục nhằm đạt mục tiêu giáo dục SKSS một cách hiệu quả nhất.
Nâng cao trách nhiệm của các LLGD trong việc GDSKSS, phát triển nhân cách HS và góp phần xõy dựng xã hội công bằng dõn chủ, văn minh.
* Nội dung phối hợp.
Thống nhất kế hoạch giáo dục giữa NT và Hội LHPN Việt Nam tham gia quá trình giáo dục:
Vai trò chủ đạo của nhà trường được thể hiện trong việc định hướng để chỉ đạo và phối hợp với các LLGD trong quá trình giáo dục SKSS cho học sinh nhằm thống nhất về mục đích, nội dung, biện pháp giáo dục đạo đức học sinh theo kế hoạch của nhà trường.
Việc xác định kế hoạch phối hợp phải đảm bảo tính khoa học, hiệu quả, thống nhất và đồng bộ, hệ thống và liên tục, toàn diện đồng thời xoay quanh những trọng tâm, tính cụ thể, tính pháp lệnh và khả thi.
NT phải chủ động phối hợp với Hội LHPN Việt Nam để xác định mục tiêu cho công tác phối hợp; xác định các bước đi để đạt được mục tiêu; xác định nguồn lực cỏc cỏc biện pháp để đạt tới mục tiêu.
Tổ chức, sắp xếp nhân sự, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên tham gia công tác phối hợp giữa NT và Hội LHPN:
Thành lập Ban chỉ đạo công tác phối hợp và các thành viên cùng tham gia. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho tất cả các thành viên trong tổ chức đó một cách phù hợp với chức năng nhiệm vụ, năng lực và sở trường của từng người.
Sắp xếp công việc hợp lý theo trình tự nhất định. Chỉ đạo bộ máy vận hành theo tiến trình công việc nhằm đạt đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục SKSS cho HS THPT.
Theo Dick Cacson – nhà nghiên cứu về tổ chức: 70%-80% những khiếm khuyết trong quá trình thực hiện cac mục tiêu là do công tác tổ chức tồi. Điều này cho thấy chức năng tổ chức trong quản lý có vai trò rất quan trọng.
Thống nhất chỉ đạo, tổ chức thực hiện các bước, cỏc khõu, cỏc nội dung hoạt động của quá trình phối hợp giáo dục SKSS:
Là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều hành tổ chức – nhân lực đó cú vận hành theo đúng kế hoạch để thực hiện mục tiêu.
Chỉ đạo, lãnh đạo chính là nhìn cho rõ những việc phải làm. Vấn đề quan trọng của chỉ đạo là phải tạo ra động cơ thúc đẩy con người hoạt động theo mục đích của tổ chức.
Kiểm tra, đánh giá kết quả phối hợp GDSKSS cho HS THPT:
Là quá trình xác định kết quả đạt được trên thực tế, đối chiếu với mục tiêu xác định trong kế hoạch, phát hiện những sai lệch để có biện pháp khắc phục, chỉnh sửa để đạt mục tiêu đặt ra.
Tóm lại: Nhà trường phải luôn luôn năng động sáng tạo, chủ động tạo nên những mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường và các LLGD, trong đó có Hội LHPN Việt Nam một cách chặt chẽ, thường xuyên. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả giáo dục theo mục tiêu đào tạo.
* Cách thức phối hợp của NT với Hội LHPN trong giáo dục
Ngày nay, với yêu cầu của xã hội đối với công tác giáo dục thế hệ trẻ ngày càng cao thì công tác “xó hội hoỏ giỏo dục” càng có vai trò quan trọng và cần thiết. Giáo dục HS phải được thực hiện thường xuyên, diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc. Việc huy động sức mạnh của các tổ chức đoàn thể quần chúng nói chung và Hội LHPN nói riêng để giáo dục thế hệ trẻ là việc làm có ý nghĩa tích cực cả về cơ sở vật chất và nâng cao vai trò, trách nhiệm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục.
Muốn thực hiện công tác phối hợp hiệu quả, NT phải chủ động cụ thể hoá quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục, đào tạo, mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch giáo dục của NT đến Hội LHPN nhằm thống nhất định hướng tư tưởng và hành động trong quá trình phối hợp thực hiện. Đảm bảo thực hiện các nội dung như sau:
NT chủ động, tích cực phổ biến các tri thức văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, nội dung, phương pháp đổi mới để Hội LHPN thực hiện theo xu thế chung.
NT thường xuyên đề cập đến mục đích của giáo dục với Hội LHPN. NT chủ động phối hợp phát động và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua mang tính chất rộng rãi và có giá trị tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành nhân cách của HS. Đa dạng hoá các hoạt động mang tính xã hội hấp dẫn giỳp các em có điều kiện trưởng thành trong thực tiễn, tiếp thu kiến thức dần dần. Các hình thức thường được sử dụng như: toạ đàm trao đổi kiến thức và kinh nghiệm, nói chuyên đề, câu lạc bộ, giải đáp, tư vấn về chủ đề SKSS...
Có lịch giao ban phản ánh tình hình, đánh giá tiến độ, chất lượng công việc, hiệu quả và sự ảnh hưởng của chương trình phối hợp.
Luôn bảo đảm các giá trị cốt lõi của hoạt động phối hợp và ghi nhận những đóng góp của NT và của Hội LHPN.
Hai bên chủ động hỗ trợ lẫn nhau khi thấy cần thiết hoặc được yêu cầu. Luôn cởi mở đón nhận những ý kiến phản hồi từ các hai phía.
Kịp thời thay đổi hoạt động chương trình phối hợp khi thấy không hiệu quả hoặc tình hình thực tế diễn ra không như dự kiến.
Nói chung: NT và Hội LHPN Việt Nam phải cùng nhau tạo ra mối quan hệ hướng vào các hoạt động giáo dục SKSS mang tính thực tiễn, tạo ra môi trường rộng khắp trong toàn xã hội, đồng thời tạp ra quá trình giáo dục thống nhất và liên tục trong không gian, thời gian phù hợp có tác dụng sâu sắc đến hình thành nhân cách của HS.
* Quản lý công tác phối hợp giữa NT và Hội LHPN Việt Nam trong GDSKSS cho HS
Mục tiêu của quản lý sự PHGDSKSS là làm cho quá trình GDSKSS vận hành đồng bộ, hiệu quả, tạo ra bầu không khí hăng hái và thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục SKSS cho học sinh trong nhà trường, gia đình và xã hội. Môi trường giáo dục bao gồm: Những yêu cầu thống nhất của các nhà giáo dục đối với hành vi của học sinh, những tình huống được tạo ra trong cuộc sống để các hành vi tích cực có điều kiện thực hiện, những
phương pháp, biện pháp giáo dục được sử dụng khéo léo, không mâu thuẫn nhau và không để dẫn đến tính chất hai mặt trong ứng xử của học sinh.
Quản lý sự phối hợp giữa NT và các LLGD nói chung và Hội LHPN Việt Nam nói riêng là sự kết hợp, tác động qua lại một cách biện chứng giữa các LLGD. Một mặt nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc giáo dục SKSS cho học sinh. Mặt khác, với tư cách là chủ thể giáo dục, các LLGD, Hội LHPN Việt Nam cần chủ động phối hợp với NT để giáo dục HS, xoá bỏ tư tưởng coi giáo dục HS là việc của riêng NT, hoặc tự đề ra những yêu cầu giáo dục đi ngược lại với mục tiêu giáo dục mà nhà trường qui định…