giáo dục SKSS cho HS THPT thành phố Ninh Bình
* Mức độ quan tâm của cán bộ, GV về PHGDSKSS cho HS THPT.
về PHGDSKSS
Mức độ Giáo viên Cán bộ HPN Chung
Rất quan tâm 20,9% 20% 20,45%
Quan tâm 46,6% 47,2% 46,9%
Ít quan tâm 27,3% 18,6% 23,95
Không quan tâm 5,2% 12,2% 8,7%
Qua bảng 2.9 khẳng định: Vấn đề PHGDSKSS được đội ngũ cán bộ Hội LHPN các cấp và giáo viên các trường THPT tương đối quan tâm. Tuy nhiên, mức độ quan tâm của các đối tượng khác nhau, tuỳ thuộc vào vị trí công tác, trình độ của mỗi người. Mức độ rất quan tâm là 20,45%, mức quan tâm là 46,9%, ít quan tâm là 23,95%, thậm chớ có tới 8,7% không quan tâm.
Mức độ quan tâm của giáo viên đến công tác PHGDSKSS cho HS trong NT cao hơn cán bộ Hội LHPN, khoảng cách chệnh lệch là 7%. Nhiều cán bộ Hội LHPN còn cho rằng việc giáo dục HS trong các trường THPT là nhiệm vụ của riêng ngành giáo dục và của NT.
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giáo dục SKSS cho HS THPT. Đặc biệt là sự phối hợp giữa nhà trường và Hội LHPN Việt Nam có ý nghĩa như chất xúc tác, làm cho HS tiếp thu kiến thức SKSS một cách tự nhiên hơn, bền vững, sâu sắc hơn. Sự phối hợp này tạo ra môi trường thuận lợi, tạo ra sức mạnh tổng hợp để giáo dục HS trong NT. Vì vậy, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục nước ta. Chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội.
Xác định rõ vai trò chủ đạo của trường THPT trong việc tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm giáo dục SKSS học sinh, Chi bộ, Ban giám hiệu của các trường THPT quán triệt đến từng cán bộ, giáo viên: luôn coi công tác GDSKSS cho HS là nhiệm vụ quan trọng của NT. Các trường
THPT đã áp dụng nhiều biện pháp tổ chức phối hợp để giáo dục SKSS cho học sinh, phát huy vai trò chủ động phối hợp của nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn bộ phận khá lớn giáo viên, cán bộ Hội LHPN chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc PHGDSKSS cho học sinh. Do đó, chưa thực sự đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ nên ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phối hợp giáo dục.
* Mức độ chủ động của NT trong việc phối hợp với Hội LHPN để GDSKSS cho HS.
Biểu đồ 2.11: Mức độ chủ động của NT trong việc PHGDSKSS
Chúng tôi đánh giá mức độ chủ động của NT trong công tác phối hợp với Hội LHPN để GDSKSS ở ba mức độ, kết quả nghiên cứu thể hiện ở biểu đồ 2.11 đã khẳng định: NT chưa thường xuyên chủ động phối hợp với các LLGD trong xã hội nói chung và Hội LHPN nói riêng để giáo dục SKSS cho HS THPT, chỉ có 20,3% số người được hỏi lựa chọn mức độ thường xuyên, đôi khi là 71% và không bao giờ có tới 8,7%.
Theo con số thống kê của Hội LHPN thành phố Ninh Bình, từ năm 2005 đến nay, Hội LHPN đã phối hợp với 2 trường THPT tổ chức 6 lớp huấn luyện viên SKSS cho HS các trường THCS và THPT, xây dựng đề cương các bài nói chuyện chuyên đề về SKSS với chủ đề “Hạnh phúc vì mình là con gái”, “Bí mật về cái rốn - Bé được sinh ra từ đõu”, cung cấp tranh, ảnh, tài liệu, tờ rơi… Sau mỗi đợt tập huấn, đã tổ chức tuyên truyền tại các trường THCS và THPT. Trong đó hai trường THPT chuyên Lương Văn Tuỵ và Đinh Tiên Hoàng đã tổ chức 3 đợt nói chuyên đề vào buổi sinh hoạt cuối tuần. Qua đó kết hợp giáo dục truyền thống về sự biết ơn cha mẹ,
người đã cho chúng ta cuộc sống hôm nay, một số kỹ năng sống như vệ sinh cá nhân, phòng tránh xâm hại tình dục, từ chối bạn trai khi có dấu hiệu đi quá giới hạn...; Tổ chức 2 cuộc giao lưu về giới tính, tình bạn, tình yêu. Sân khấu hoỏ cỏc nội dung rất tế nhị của SKSS, cỏc tỡnh huống nảy sinh trong đời thường mà các em HS là những nhân vật chính đóng vai trong các vở kịch của các buổi giao lưu, các đợt tuyên truyền,. Qua đó, đã thu hút được sự quan tõm của HS đến việc tỡm hiểu kiến thức về SKSS một cách tích cực, tạo sức lan toả nhanh chóng và giá trị giáo dục cao.
* Thực trạng phối hợp để giáo dục các nội dung SKSS.
Kết quả khảo sát thực trạng phối hợp của NT với Hội LHPN để giáo dục các nội dung SKSS cho HS trường THPT được thể hiện trên biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.12: Thực trạng phối hợp để giáo dục các nội dung SKSS
NT đã quan tâm, chủ động phối hợp với Hội LHPN để giáo dục những nội dung cơ bản của SKSS cho HS. Nội dung có sự lựa chọn cao là giáo dục kiến thức về tình bạn, tình yêu, hạnh phúc gia đình (90,3%), giáo dục giới tính (91,8%), tâm lý lứa tuổi HSTH (70,5%), tình dục an toàn và có trách nhiệm (50,2%), nội dung lựa chọn ít là các biện pháp tránh thai (34,5%) và nạo phá thai an toàn (32,8%).
NT đã quan tâm đến những nội dung mang tính cơ bản, làm nền tảng cho cuộc sống như: tình bạn, tình yêu chân chính, cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh sản… để hình thành ở HS những giá trị sống cao đẹp, đảm bảo cho cuộc tương lai hạnh phúc. Tuy nhiên, các nội dung khó đề cập, khó giáo dục như các BPTT, các bệnh LTQĐTD… thì lại chưa được NT và Hội LHPN quan tâm giáo dục. Đõy là thách thức lớn đối với nhiệm vụ GDSKSS cho HS THPT.
Để công tác phối hợp hiệu quả hơn, thỡ cỏc nội dung giáo dục phải được cụ thể hoá một cách đầy đủ, toàn diện, phù hợp với nhu cầu nhận thức của HS, yêu cầu cần đạt tới của mục tiêu giáo dục. Những mục tiêu, nội dung GDSKSS trong NT phái được triển khai rộng rói đến các LLXH. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nội dung, phương pháp… GDSKSS cho HS trong trường phổ thông, các LLXH căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của ngành, điều kiện thực tế, chủ động có kế hoạch phối hợp với NT để GDSKSS cho HS THPT.
B.A Pờtrovxki đó nêu rõ: “Cỏc em thiếu niên không hiểu biết gì về vấn đề giới tính thường tỏ ra sợ hãi trước những biến đổi sinh lý diễn ra trong cơ thể mình và lấy làm xấu hổ về những biến đổi đó, không được các bậc cha mẹ và các nhà sư phạm giải đáp đến nơi đến chốn các vấn đề các em muốn biết, các em thường tìm đến các nguồn thông tin nhiều khi rất nhảm nhí, quan niệm sai lệch về những vấn đề các em quan tõm”. Giáo dục SKSS sẽ đáp ứng nhu cầu này, giỳp cỏc em định hướng đúng đắn và phù hợp với đời sống của mỡnh, cỏc em sẽ tự tin hơn khi gặp phải những vấn đề xảy ra.
Do đó, đòi hỏi NT phải nêu cao trách nhiệm của mình để thực hiện công tác phối hợp thường xuyên hơn, chuyên nghiệp hơn, huy động nhiều ngành tham gia hơn. Hội LHPN, ngành y tế, dân số… phải tích cực tham gia xây dựng mục tiêu, xác định nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện xã hội và đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THPT; đa dạng các hình thức giáo dục hấp dẫn, giúp
HS khắc sâu kiến thức, có thể tái hiện và áp dụng trong thực tiễn cuộc sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục SKSS cho HS trong NT THPT.
* Thực trạng nội dung quản lý công tác PHGDSKSS.
Nội dung quản lý phối hợp giáo dục SKSS là một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác PHGDSKSS. Để đánh giá mức độ thực hiện các nội dung quản lý PHGDSKSS chúng tôi đã khảo sát giáo viên và cán bộ quản lý theo các tiêu chí: Thường xuyên, đôi khi và không bao giờ.
Bảng 2.13: Thực trạng nội dung quản lý công tác PHGDSKSS
STT Nội dung Điểm TB Thứ bậc
1 Xây dựng kế hoạch phối hợp giáo dục SKSS 1,6 2 2 Tổ chức cơ cấu, bộ máy để thực hiện phối
hợp GDSKSS 1,58 4
3 Chỉ đạo hoạt động phối hợp để GDSKSS 1,7 1 4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp để
GDSKSS 1,63 3
Qua bảng 2.13 cho thấy NT chưa quan tâm đến thực hiện các nội dung quản lý công tác phối hợp với Hội LHPN để giáo dục SKSS cho HS, thể hiện điểm trung bình của các nội dung đều rất thấp (từ 1,58 đến 1,7 điểm). Các nội dung được thực hiện tương đối đồng đều, thể hiện ở độ chênh lệch điểm nội dung cao nhất và thấp nhất chỉ có 0,12 điểm.
Nội dung chỉ đạo hoạt động phối hợp để GDSKSS được 1,7 điểm, xếp thứ nhất. NT quan tâm đến việc làm thế nào để chỉ đạo, điều hành các nhân sự tham gia và các hoạt động phối hợp phù hợp với điều kiện hiện có một cách hiệu quả. Để thực hiện nội dung này, đòi hỏi NT phải phát huy vai trò chủ động của mình để chuyển được ý tưởng, mục tiêu của NT, tạo ảnh
hưởng, tác động đến thành viên, đến Hội LHPN, làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu đã xác định.
Tiếp đến là nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động PHGDSKSS được 1,63 điểm. Quản lý mà không có kiểm tra thì coi như không có quản lý. Nhờ có hoạt động kiểm tra mà người quản lý đánh giá được kết quả công việc, uốn nắn, điều chỉnh kịp thời những hạn chế, tồn tại, từ đó có biện pháp điều chỉnh kế hoạch, tổ chức lãnh đạo phù hợp. Công tác kiểm tra là trách nhiệm của tất cả các thành viên tham gia. Tuy nhiờn với công tác phối hợp GDSKSS cho HS THPT chỉ được kiểm tra kết hợp với công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục chung của NT.
Xây dựng kế hoạch phối hợp giáo dục SKSS được 1,6 điểm, xếp thứ 3/4. Xây dựng kế hoạch là một nội dung rất quan trọng của QL nói chung và QL hoạt động PHGDSKSS cho HS THPT nói riờng. Kế hoạch là nền tảng của quản lý, là sự quyết định lựa chọn phương hướng hành động của một tổ chức và các bộ phận của nó phải tuân theo, nhằm hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Xây dựng kế hoạch giúp cho NT chủ động xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, biện pháp cơ bản, hình thức tổ chức thực hiện, huy động các nguồn lực tham gia, ứng phó với những bất lợi có thể xảy ra trong quá trình PHGDSKSS cho HS. Chớnh vì chưa chủ động xõy dựng kế hoạch phối hợp GDSKSS cho HS cho nên công tác phối hợp của NT với Hội LHPN thành phố Ninh Bình rơi vào tình trạng “không biết đi đõu về đõu”.
Điểm trung bình thấp nhất là 1,58 ở nội dung tổ chức cơ cấu, bộ máy để thực hiện phối hợp GDSKSS. Đây là nội dung yếu kém nhất trong công tác quản lý phối hợp GDSKSS. NT chưa coi trọng nhiệm vụ chủ động phối hợp, giáo dục SKSS, Hội LHPN còn coi giáo dục là nhiệm vụ của NT. Do đó, chưa đơn vị nào chủ động thành lập tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm một cách cụ thể, bài bản cho các thành viên tham gia, PHGDSKSS cho HS THPT rơi vào tình trạng “cha chung không ai khúc”.
Tóm lại, qua kết quả khảo sát cho thấy giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đều đồng nhất quan điểm cần làm tốt cả 4 nội dung quản lý thì mới có thể chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện công tác phối hợp GDSKSS trong nhà trường hiệu quả.
* Thực trạng biện pháp phối hợp của NT với Hội LHPN để GDSKSS cho HS.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp phối hợp của nhà trường với Hội LHPN để giáo dục SKSS cho HS THPT với ba mức độ: Thường xuyên, đôi khi và không bao giờ.
Bảng 2.14: Thực trạng biện pháp PHGDSKSS
Các biện pháp Điểm TB Thứ bậc
Nâng cao nhận thức mục tiêu, nội dung, phương
pháp GDSKSS với Hội LHPN 0.77 7
Nhà trường tổ chức hội nghị quán triệt về chính sách
về xã hội hoá giáo dục, giáo dục SKSS 1.07 3 NT thống nhất mục đích, nội dung, kế hoạch phối
hợp GDSKSS 1.04 4
Nhà trường thống nhất xác định vai trò, trách nhiệm
của NT và của Hội LHPN 0.82 6
Thiết lập cơ chế thông tin về giáo dục SKSS giữa
NT và Hội LHPN 0.51 9
NT và Hội LHPN tổ chức các hoạt động giáo dục,
tuyên truyền về SKSS 1.40 1
NT và Hội LHPN tổ chức hội nghị giao ban, sơ kết,
tổng kết định kỳ 1.00 5
NT kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục SKSS 1.34 2 NT chủ động lấy ý kiến phản biện, góp ý xây dựng
Với kết quả ở bảng 2.14 có thể khẳng định công tác phối hợp giữa nhà trường và Hội LHPN để giáo dục SKSS cho HS các trường THPT chưa tốt. Điều này được thể hiện là điểm trung bình của các biện pháp đều rất thấp. Điểm cao nhất 1,4 và thấp nhất là 0,51.
- Biện pháp NT và Hội LHPN tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyờn truyền về SKSS được 1,4 điểm, xếp thứ bậc 1. Lý do biện pháp này có điểm trung bình cao nhất trong các biện pháp đề cập là vì NT và Hội LHPN gặp nhau ở một điểm chung đó là: NT thường tổ chức GDSKSS thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, với các hoạt động phong trào; Hội LHPN là cơ quan vận động quần chúng, nên quan tâm đến tổ chức các hoạt động bề nổi. Chính vì lẽ đó, việc phối hợp của NT và Hội LHPN thường được diễn ra dưới hình thức tổ chức các chiến dịch truyền thông, tuyên truyền, giáo dục vào các ngày kỷ niệm, các đợt cao điểm.
- Biện pháp kiểm tra, đánh giá công tác phối hợp giáo dục SKSS được 1,34 điểm. Điều này xuất phát từ thực tế, GDSKSS chưa được coi là một môn học chính thức trong nhà trường, mà được dạy lồng ghép với các môn học có liên quan, dạy chuyên đề hoặc các hoạt động ngoài giờ lên lớp nên khó đánh giá chất lượng hoặc nếu có thì mang tính hình thức, chủ quan, thiếu chính xác.
- Biện pháp NT tổ chức quán triệt về chính sách về xã hội hoá giáo dục, giáo dục SKSS được 1.07 điểm. Việc quán triệt các chính sách thường được coi là nhiệm vụ của tổ chức Đảng hoặc của các cơ quan truyền thông. Chính vì lẽ đó, NT chưa quan tâm đến triển khai các chính sách liên quan đến xã hội hoá giáo dục, chính sách về GDSKSS để có thể huy động sự cộng đồng trách nhiệm trong xã hội.
- Biện pháp NT thống nhất mục đích, nội dung, kế hoạch phối hợp GDSKSS được 1,04 điểm. Công tác phối hợp thường được thực hiện thông qua các tổ chức đoàn thể trong NT như công đoàn, đoàn thanh niên... Do đó,
chưa quan tâm triển khai mục đích, nội dung, kế hoạch đến các LLXH. Khi nào NT chưa chủ động thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục SKSS cho HS với các LLXH, trong đó có Hội LHPN thì vẫn chưa khai thác hết thế mạnh của các LLXH đóng góp vào sự nghiệp giáo dục.
- Biện pháp NT và Hội LHPN tổ chức hội nghị giao ban, sơ kết, tổng kết định kỳ được 1 điểm. Thực chất hoạt động này thường được thực hiện lồng ghép vào dịp sơ kết học kỳ, tổng kết năm học hoặc một số cuộc họp, giao ban khác khi có điều kiện. Chưa có lịch giao bạn cụ thể cho công tác phối hợp các LLXH để giáo dục cho HD nói chung và với Hội LHPN để GDSKSS cho HS riêng. Biện pháp này thực hiện không chất lượng, do đó thiết lập cơ chế thông tin chưa rõ ràng.
- Biện pháp NT thống nhất, xác định trách nhiệm của NT và Hội