Vài nét về tỡnh hình kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình, thành phố Ninh Bình

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 43 - 45)

Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách Hà Nội gần 100 km về phía nam, có bề dày truyền thống cách mạng, có cố đô Hoa Lư lịch sử. Tỉnh Ninh Bỡnh cú 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 6 huyện (Nho quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yờn Khỏnh, Yờn Mụ, Kim Sơn), thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp. Trong đó, có 2 huyện, thị xã miền núi là huyện Nho Quan, thị xã Tam Điệp và có 1 huyện ven biển là huyện Kim Sơn. Toàn tỉnh có 146 xã, phường, thị trấn, 1.664 thụn, xúm, phố, bản. Dân số của tỉnh là 92 vạn người. Có 16% dân số theo đạo công giáo, 1,5% là người dân tộc Mường. Ninh Bình vốn là một tỉnh thuần nông. Trong những năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, Ninh Bỡnh đó và đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nhiều khu, cụm công nghiệp với nhiều doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút nhiều lao động trong đó có lao động nữ. Đồng thời, tỉnh đang đầu tư để phát triển ngành du lịch, đưa du lịch trở thành nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhằm phát huy tiềm năng di tích lịch sử và thiên nhiên ưu đãi về danh lam thắng cảnh. Sản xuất nông nghiệp đã đảm bảo an ninh lương thực và đang tích cực phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất hàng hoá. Do vậy, có sự biến động chuyển dịch lực lượng lao động khá lớn, trong đó có lao động nữ. Kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Bình trong 5 năm trở lại đõy cú sự phát triển khá nhanh, đời sống nhân dân ổn định, nhiều mặt được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ hộ nghốo còn 7,8%.

Thành phố Ninh Bình là trung tâm chính trị văn hoá của tỉnh Ninh Bình, là thành phố trẻ mới được thành lập từ 1/4/2007. Vốn là một thị xã nhỏ bé, có 11 xã, phường, sau hơn 4 năm thành lập và phát triển, Thành phố Ninh Bình đã được tập trung đầu tư phát triển nhanh chóng về mọi mặt: Kinh tế tăng trưởng bình quân hằng năm khá cao đạt 18,2%, thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/ năm, tăng 15 triệu so với năm 2005; cơ sở kỹ thuật hạ tầng đô thị được tập trung đầu tư và phát triển vượt bậc; diện mạo cảnh quan đô thị ngày càng khởi sắc, từng bước văn minh và hiện đại; văn hoá – xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt; an sinh xã hội được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị được củng cố, chất lượng và hiệu quả hoạt động không ngừng nâng lên, từng bước thực hiện lộ trình nâng cấp đô thị và thành phố trực thuộc tỉnh. [14]

Trong những năm gần đây, thành phố Ninh Bỡnh luụn là lá cờ đầu về giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Bên cạnh giáo dục tri thức (dạy chữ), rèn luyện phẩm chất đạo đức truyền thống, thành phố Ninh Bỡnh cũn quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như phòng chống tệ nạn xã hội, ma tuý, HIV/AIDS, phòng chống bạo lực học đường và đặc biệt là giáo dục sức khoẻ sinh sản cho học sinh THCS và THPT.

Người dân của thành phố Ninh Bình nói chung và học sinh THPT nói riêng được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin từ các phương tiện truyền thông khác nhau. Trong đó, có cơ hội tiếp cận nhiều nguồn thông tin bổ ích, nhưng cũng có không ít thông tin bất lợi cho sự phát triển nhân cách của HS trong thời kỳ dễ xao động, dễ bị ảnh hưởng. Để thực hiện mục tiêu giáo dục và nhiệm vụ của công tác dân số, KHHGĐ, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc SKSS cho học sinh, NT chủ động kết hợp với Hội LHPN thành phố, phòng Y tế, trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản thường xuyên tổ chức các hoạt

động nâng cao nhận thức cho học sinh về CSSK, chăm sóc SKSS... Do đó, công tác giỏo dục và đào tạo của thành phố Ninh Bình phát triển toàn diện, xã hội hoỏ giáo dục được đẩy mạnh. Công tác dân số, KHHGĐ có chuyển biến tích cực, mức giảm sinh hàng năm đạt 0,22%o, có 75% tổ dân phố (thụn, xúm) không có người sinh con thứ ba trở lên. [14]

Với quyết tâm xây dựng Thành phố Ninh Bình phát triển trên tầm cao mới, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh, Đảng bộ Thành phố Ninh Bình xác định phương hướng phát triển là: tập trung phát huy, duy trì và phát triển kinh tế cao, bền vững, chuyển dịch mạnh về cơ cấu, kinh tế, tạo bước đột phá về du lịch, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nếp sống và phong cách ứng xử văn minh của người dân. [14] Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Núi khụng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xõy dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục mũi nhọn và đạo đức, thể chất, hướng nghiệp dạy nghề cho HS, quan tâm tới các em có hoàn cảnh khó khăn. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, nâng cao hiệu quả của các trung tâm học tập cộng đồng; Tạo sự phối kết hợp đồng bộ giữa ngành giáo dục đào tạo Thành phố với các cấp, các ngành, các đoàn thể trong quản lý nhà trường và giáo dục HS. [14]

Một phần của tài liệu Biện pháp phối hợp nhà trường với Hội LHPN để giáo dục sức khoẻ sinh sản cho HS các trường THPT thành phố Ninh Bình (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w