các em những kiến thức về vấn đề này để các em có thể ứng phó với thực tiễn tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ. Xõm hại tình dục là vấn đề xã hội ngày nay đang quan tõm. NT chưa đầu tư giáo dục cho HS các kiến thức về vấn đề này nên hận thức của HS về xõm hại tình dục không cao, nhiều trường hợp bị lạm dục tình dục mà không biết, dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Qua con số thống kê này, đặt ra cho các nhà làm giáo dục phải quan tõm hơn đến nội dung dạy kỹ năng cho HS, để “vẽ đường cho hươu chạy” đúng. Như nhà triết học nổi tiếng người Nga V.G. Bờlinxki đó viết: “Sự trong sạch về đạo đức hoàn toàn không phải là chỗ chẳng biết gì, mà là chỗ giữ gìn được đức hạnh khi có sự am hiểu đầy đủ”.
2.2.3. Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức GDSKSS cho HS THPT THPT
Các trường học, các ngành chức năng đã liên tục đổi mới, áp dụng nhiều biện pháp giáo dục SKSS cho HS các trường THPT phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, phong tục, tập quán, trình độ nhận thức của HS trên địa bàn thành phố Ninh Bình như: cấp phát tài liệu, tờ rơi đến đông đảo cán bộ, giáo viên, HS các trường THPT; Tổ chức các lớp tập huấn huấn luyện viên về SKSS cộng đồng, đối tượng tham gia có cán bộ Hội LHPN, một số ngành chức năng, giáo viên các trường về giới tính, tình bạn, tình yêu, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS THPT,...
Các trường THPT đã thực hiện giảng dạy kiến thức về SKSS thông qua các môn học khác như môn sinh, môn giáo dục công dân... có sự kiểm tra, đánh giá của Sở giáo dục – đào tạo để kịp thời sửa đổi, nâng cao chất lượng GDSKSS.
Bảng 2.6: Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức GDSKSS trong NT Các Phương pháp, hình thức giáo dục SKSS Sự phù hợp Mức độ đã thực hiện Phù hợp Bình thường Không phù hợp Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ PP tư vấn 94,7 5,3 0 25,7 74,3 0 Tích hợp với môn học có liên quan đến SKSS 98,8 1,2 0 89,8 10,2 0 Sử dụng giáo cụ trực quan 95,6 4,4 0 48,2 51,8 0
Hội thảo, giao lưu 95,5 4,5 0 33,2 66,8 0
Thảo luận theo nhóm 92,5 7,5 0 18,9 81,1 0
Câu lạc bộ 98,6 1,4 0 36,5 63,5 0
Nói chuyện chuyên đề 96,5 3,5 0 46,2 43,8 0
Phát tờ rơi 85,6 24,4 0 51,3 48,7 0
Chúng tôi đánh giá mức độ thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức GDSKSS theo 3 tiêu chí, đó là: Thường xuyên, đôi khi và không bao giờ; tương ứng với mức độ thực hiện là mức độ phù hợp theo tiêu chí phù hợp, bình thường và không phù hợp.
Kết quả khảo sát cho thấy tại 2 trường THPT công lập trên địa bàn Thành phố Ninh Bỡnh đó quan tâm đến áp dụng đa dạng các phương và hình thức giáo dục SKSS cho HS các trường THPT.
- Mức độ thực hiện giáo dục tích hợp trong các môn học liên quan được thực hiện thường xuyên nhất (89,8%), đây cũng là hình thức được đánh giá là phù hợp nhất (98,8%). Tiếp đến là phát tờ rơi 51,3%, sử dụng giáo cụ trực
quan (48,2%), nói chuyện chuyên đề (46,2%), hình thức tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ (36,5%), thấp nhất là hình thức thảo luận nhóm (18,9%).
- Mức độ phù hợp của các phương pháp và hình thức tổ chức GDSKSS trong NT được đánh giá theo thứ tự như sau: Cao nhất là giáo dục tích hợp trong các môn học liên quan (98,8%), tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ (98,6%), nói chuyện chuyên đề (96,5), sử dụng giáo cụ trực quan (95,6%), %), hội thảo, giao lưu (95,5%), tư vấn (94,7%), thảo luận nhóm (92,5%), thấp nhất là phát tờ rơi (85,6%).
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ tương quan giữa mức độ thực hiện và phù hợp của thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức GDSKSS trong NT
Qua biểu đồ 2.7 có thể nhận xét: Mặc dù các phương pháp được đánh giá phù rất cao, nhưng lại không được áp dụng thường xuyên. Việc dạy các
kiến thức về SKSS cho HS THPT vẫn chỉ áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức mang tính bắt buộc và cứng nhắc, đơn điệu, thuyết trình là chính. Ngoại trừ hình thức dạy tích hợp qua các môn học được đánh giá mức độ phù hợp và thường xuyên thuận, cũn các phương pháp, hình thức khác được đánh giá phù hợp nhưng chưa được NT áp dụng triển khai như hình thức cõu lạc bộ, nói chuyên đề…
Trước thực trạng trên, chúng ta cần phải xem xét vấn đề GDSKSS trong một bối cảnh mới, với phương pháp và hình thức phù hợp. Chỉ đạo của NT hiện nay là nội dung phải toàn diện, phương pháp phải tổng lực, hình thức phải phong phú, chủ thể phải tích cực, dạy ít nhưng hiểu nhiều. Kiến thức về GDSKSS không phải thuộc loại tri thức khó hay khô khan, do vậy nhà giáo dục cần khơi dậy để HS chủ động nêu vấn đề, tạo điều kiện để các em giải quyết thấu đáo vấn đề ấy, từ đó biến thành vốn sống của mình, để từng học sinh luôn vững vàng, làm chủ được bản thân trong mọi tình huống, đòi hỏi sự vào cuộc của các ngành, các cấp toàn xã hội, trong đó phải kể đến vai trò chủ đạo của NT và Hội LHPN Việt Nam là thành việc tích cực tham gia.