Những người làm marketing cần quan tâm đến quyết định vận chuyển của Công ty mình. Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá, khả năng giao hàng kịp thời và tình trạng của hàng hóa khi chuyển đến nơi, và tất cả những yếu tố này lại tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng.
Việc lựa chọn phương tiên j vận chuyển dựa trên các tiêu chuẩn như: - Tốc độ (thời gian giao hàng dài hay ngắn).
- Tần suất chuyên chở. - Độ tin cậy.
- Năng lực vận chuyển. - Khả năng sẵn có. - Chi phí chuyên chở.
Khi lựa chọn các phương thức vậ chuyển người gửi hàng có thể quyết định sử dụng các phương tiện riêng.
Những quyết định về vận chuyển phải đảm bảo dung hòa các mặt giữa những phương thức vận chuyển và những điều kiện mặc nhiên của phương thức đó đối với những yếu tố phân phối khác, như kho lưu và dự trữ khác. Khi cước phí vận chuyển thay đổi theo thời gian thì Công ty cần phân tích lại cách lựa chọn của mình để tìm ra những phương án tổ chức phân phối vật chất tối ưu.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG
TY CPTS 584 NHA TRANG TẠI
2.1 Tổng quan về công ty CPTS 584 Nha Trang
2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Ở nước ta, có rất nhiều nơi sản xuất nước mắm nhưng có lẽ hương vị thơm ngon, đậm đà cùng màu vàng rơm óng ánh mà người ta không thể quên đến từ vùng biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đó chính là thương hiệu nước mắm 584 Nha Trang do Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang sản xuất.
Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang được thành lập từ năm 1977 với tên gọi là Trạm Thủy sản Nha Trang là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Thủy sản quản lý, có nhiệm vụ sản xuất nước mắm để cung ứng cho các địa phương trong và ngoài tỉnh.
Sau năm 1975 Nhà Nước tiếp quản hệ thống kho chứa hàng và hình thành Trạm Trung Chuyển Bộ Nội Thương. Hai trạm này có chức năng như nhau cùng làm nhiệm vụ trung chuyển trong thời gian bao cấp.
Từ năm 1986, theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng, hai trạm này sáp nhập thành một thuộc Bộ Thủy sản.
Năm 1987, Ủy ban Kế Hoạch nhà nước quyết định lấy tên trạm là xí nghiệp Thủy sản Nha Trang, có nhiệm vụ phân bổ, đổi xăng dầu, lưới ngư cụ cho ngư dân, Hợp tác xã khai thác và lấy sản phẩm khai thác của địa phương như: nước, mắm, cá khô,.. phân phối cho các tỉnh không có nguồn lợi thủy sản.
Năm 2004, Công ty Thủy sản khu vực II bị phá sản nên công ty được chuyển sang trực thuộc Công ty xuất nhập khẩu miền Trung.
Với những nổ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác thị trường đã giúp công ty từng bước xây dựng cho mình một thương hiệu riêng và ngày càng được người tiêu dùng biết đến. Hiện nay, thị trường tiêu thụ của Công ty rất rộng rãi trải dài từ Bắc vào Nam.
Ngày 02/03/2006 theo quyết định số 1287/QD-BTS Công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước Trạm Thủy sản Nha Trang trực thuộc Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản miền Trung thành Công ty Cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang.
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang. Tên viết tắt: 584NHATRANGSEACOM
Tên giao dịch quốc tế: 584 Nha Trang Seaproducts Join – Stock Company. Trụ sở chính: 584 Lê Hồng Phong – Nha Trang – Khánh Hòa.
Slogan: An toàn cho bạn và gia đình. Logo công ty:
Điện thoại: 058881176 Fax: 58.884.442 Mã số thuế: 4200636551
Wesite: www.584nhatrang.com.vn. Email: ts584nhatrang@.vnn.vn
Giấy phép kinh doanh số 3703000186 do sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 02/03/2006.
Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa
Hình thức vốn chủ sở hữu: Vốn cổ phần
Hiện nay, sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành. Trong đó, các sản phẩm chất lượng cao đã được tiêu thụ tại các siêu thị cao cấp như Maximark, Vinatex, Citimark, Coopmark, Sài Gòn, Hà Nội,… Thời điểm hiện tại, tuy số lượng không nhiều, nhưng sản phẩm của công ty đã có mặt ở một số nước như Nhật Bản, Australia. Thời gian tới, xuất khẩu nước mắm sang thị trường châu Á là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của công ty.
Tham gia nhiều kỳ hội chợ triển lãm, công ty đã không ngừng quảng bá và ngày càng khẳng định vị thế của mình hơn qua việc đón nhận được nhiều danh hiệu và giải thưởng do người tiêu dùng và các tổ chức bình chọn:
- Danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn, báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức từ năm 2000 đến năm 2012.
- Năm 2002: đạt giải thưởng “Chất lượng vàng” tại Hội chợ triển lãm du lịch - thương mại - thủy sản Khánh Hòa.
- Năm 2005: Sản phẩm nước mắm 35 độ đạm được trao tặng “Cúp Vàng” tại Hội chợ triển lãm Festival Tây Nguyên.
- Năm 2005: Được trao tặng “Cúp Vàng thương hiệu và nhãn hiệu” của Hội Nghiên cứu khoa học Đông Nam Á và Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam.
- Giải thưởng “Sao Vàng Nam Trung bộ”.
- Đạt chứng nhận “Thực phẩm Chất lượng và An toàn” do thời báo Kinh tế Sài Gòn và Hội Lương thực – thực phẩm Tp Hồ Chí Minh bình chọn.
- Đạt chứng nhận “Sản phẩm chất lượng vì sức khỏe cộng đồng” tại hội chợ triển lãm Vì sức khỏe cộng đồng.
- Được Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam và Mạng thương hiệu Việt trao tặng “Cúp vàng
Thương hiệu Việt”.
- Giải thưởng “Sao vàng đất Việt 2011” và danh hiệu “Top 200 thương hiệu Việt Nam” trong hội nhập Quốc tế.
Chính những danh hiệu và phần thưởng vinh danh trên đã phần nào khẳng định được chất lượng cùng sự vững vàng của sản phẩm “Nước mắm 584 Nha Trang” trên thị trường.
2.1.2Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động chủ yếu 2.1.2.1 Chức năng 2.1.2.1 Chức năng
Theo giấy phép kinh doanh thì chức năng của Công ty bao gồm: - Chế biến cá và các loại thủy sản khác.
- Kinh doanh mua bán các mặt hàng hải sản. - Kinh doanh xăng dầu và dịch vụ tổng hợp. - Kinh doanh khách sạn và du lịch.
Tuy nhiên, do khả năng còn hạn hẹp nên hiện tại công ty chỉ thực hiện chức năng thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nước mắm phục vụ cho nhu cầu thị trường.
2.1.2.2 Nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động chủ yếu
- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu xã hội, công ty chủ trương xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nước mắm các loại. Hàng năm, tự cân đối lao động và tình hình tài chính để thực hiện các mục tiêu đề ra.
- Thực hiện liên minh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài tỉnh để tạo nguồn nguyên liệu ổn định sản xuất.
- Cùng với việc sản xuất, kinh doanh công ty luôn chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ, năng lực để phù hợp với kinh tế thị trường, chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ, nhân viên trong công ty.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng lĩnh vực đăng ký với cơ quan nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ theo luật hiện hành.
- Nghiên cứu khả năng sản xuất những mặt hàng thuộc diện kinh doanh của công ty, đa dạng hóa chủng loại, nghiên cứu thị trường kế hoạch hóa lưu chyển hàng hóa, xây dựng các chiến lược dài hạn.
- Thực hiện vệ sinh, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an ninh xã hội.
- Sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi để tái sản xuất mở rộng, giải quyết thỏa đáng, hài hòa giữa lợi ích tập thể và cá nhân trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh.
2.1.3Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận khác nhau có quan hệ với nhau được chuyên môn hóa và có quyền hạn nhất định, bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty.
Từ tháng 3/ 2006 khi chuyển sang hình thức sở hữu mới, và đến nay công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang đã hoạt động theo bộ máy mới phù hợp hơn trước. Và hiện tại công ty đang có cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Các bộ phận chức năng được trao quyền lực nhất định trong phạm vi chuyên môn mà bộ phận đó đảm nhiệm, để đảm bảo công việc được tiến hành một cách thuận lợi. Ở đó, Giám đốc là người điều hành quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sau đó là ba phó giám đốc giúp việc cho giám đốc ở các lĩnh vực được phân công theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị của công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu chọn. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý toàn công ty, có quyền nhân danh công ty để giải quyết các vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Ban giám đốc và trưởng các phòng ban, cung cấp các thông tin cần thiết, có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phòng đầu tư và Mar Tổ bán hàng tại Nha Trang Giám đốc Hội đồng quản trị BKS Đại hội cổ đông PGĐ bán hàng PGĐ kinh doanh Phòng nhân sự PGĐ sản xuất Chi nhánh miền Nam+ siêu thị Phòng kinh doanh Tổ bán hàng tại Đà Nẵng Tổ bán hàng tại Hà Nội Phòng kế toán Phòng kĩ thuật PX2 PX1 Kế toán trưởng BP bốc xếp BP sản xuất BP đóng gói Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư + công nợ Kế toán hàng hóa + công nợ Kế toán thanh toán + thủ quỹ
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát gồm 3 người do Đại hội cổ đông bầu ra, là những người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty.
Ban giám đốc
Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giám đốc là người trực tiếp quản lý và điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng, đại diện cho pháp nhân trước quan hệ đối nội, đối ngoại của Công ty và trước pháp luật. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động của Công ty, chỉ đạo thực hiện công tác tại tất cả các phòng ban và kế hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh thông qua các bộ phận tham mưu. Ngoài ra còn có quyền quyết định việc đào tạo, tiếp nhận hay bổ nhiệm cán bộ công nhân viên của Công ty.
Giám đốc Công ty phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chủ trương chính sách của Nhà nước, đảm bảo thực hiện vai trò chức năng của các đoàn thể quần chúng.
Giám đốc thi hành đúng chủ trương của Hội đồng quản trị về hoạt động điều hành và mục tiêu của Công ty.
Phó Giám Đốc kinh doanh: ông Huỳnh Ngọc Diệp, tham mưu cho giám đốc về
lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu thị trường và phát triển thị trường.
Phó Giám Đốc bán hàng: ông Phan Văn Thuận, chịu trách nhiệm quản lý mọi
hoạt động tại chi nhánh miền Nam.
Phó Giám Đốc sản xuất: ông Nguyễn Xuân Dũng, phụ trách quản lý và điều hành phân xưởng sản xuất.
Các phòng ban
Phòng nhân sự: là nơi tổ chức thục hiện các chỉ đạo của Ban Giám đốc về vấn đề quản lý nhân sự, các công việc hành chính, văn phòng, bảo vệ, sữa chữa, xây dựng cơ bản, gồm 8 người: 1 trưởng phòng, 2 nhân viên và 5 bảo vệ.
Phòng nhân sự có chức năng và nhiệm vụ chính như sau:
- Lập kế hoạch về tiền lương, chăm lo sức khỏe, vệ sinh lao động an toàn.
- Quản lý hồ sơ, lí lịch của CBCNV Công ty, tổ chức tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới khi Công ty có nhu cầu, theo dõi chặt chẽ việc chấm công.
- Tham mưu và đề xuất Ban Giám đốc bố trí, sắp xếp nhân sự sao cho hợp lý với năng lực và trình độ chuyên môn, giải quyết chính sách chế độ với CBCNV.
- Tham gia ý kiến vào việc khen thưởng, kỉ luật giúp Ban Giám đốc sắp xếp bộ máy cho gọn nhẹ, làm việc có năng suất hiệu quả cao.
- Phối hợp cùng phòng kế toán – tài vụ trong việc thanh toán tiền lương cho các bộ phận nhân viên, các khoản chi phí phục vụ yêu cầu quản lí văn phòng Công ty.
- Hướng dẫn khách đến liên hệ công tác. Phòng đầu tư – Marketing:
- Triển khai và mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm của công ty. - Đảm nhận công việc quản lý các kênh phân phối thành viên.
- Thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng, điều tra thị trường từ đó lập kế hoạch quảng bá tiếp thị cho sản phẩm của công ty nhằm mục đích mở rộng thị phần của công ty.
- Xây dựng kế hoạch khuyến mãi hay chiết khấu cho các khách hàng của công ty. - Lên kế hoạch tổ chức đưa các sản phẩm của công ty tham gia các sự kiện thương mại như tham gia Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao…
- Đồng thời phòng marketing còn đảm nhận công tác quản lý bán hàng tại khu vực thành phố Nha Trang.
Phòng kinh doanh:
- Lập và tham mưu kế hoạch sản xuất kinh doanh, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, xác định các chỉ tiêu ngắn hạn và dài hạn để có biện pháp thực hiện đúng. Đồng thời, chịu trách nhiệm khâu thu mua nguyên liệu, đảm bảo công tác sản xuất đóng gói, vận chuyển tốt nhất, thu nhận thông tin phản hồi từ khách hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Xây dựng giá thành và phí lưu thông.
- Soạn thảo các hợp đồng kinh tế với khách hàng để trình Giám đốc kí, theo dõi các hợp đồng đã kí.
Phòng tài chính – kế toán:
- Giúp Ban giám đốc quản lý vốn, quản lý việc thu chi tiền mặt, thanh toán với khách hàng nội bộ.
- Tổng hợp các hợp đồng kinh tế và đơn đặt hàng, xác định nhu cầu vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa. Tổ chức thu mua nguyên vật liệu, xây dựng các định mức dự trữ nguyên vật liệu.
- Xây dựng giá thành định mức kinh tế kỹ thuật. Tìm kiếm tạo vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch tài chính. Tham mưu cho Giám đốc về hiệu quả kinh tế của từng trường hợp hợp đồng kinh tế.Thay mặt Giám đốc giao dịch với Ngân hàng và các tổ chức tài chính.
- Đảm bảo cung cấp số liệu chính xác, nhanh chóng kịp thời khi có yêu cầu. - Đại diện công ty thực hiện đúng yêu cầu của Nhà nước về các khoản thuế cũng như các quy định khác.
- Thay mặt Giám đốc giao dịch với Ngân hàng và các tổ chức tài chính.
- Hình thức hạch toán chủ yếu là chứng từ ghi sổ, tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh số liệu hiện có, tình hình sử dụng và luân chuyển vốn của công ty.
Phòng kỹ thuật:
Tham mưu cho giám đốc những vấn đề về qui trình sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm. nghiên cứu áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty để tiến hành sản xuất. Trong quá trình thực hiện công tác tổ chức sản xuất phải đảm bảo đúng quy trình, phải