Bảng 2.1: Sản lượng tiêu thụ năm 2011 - 2012
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
Sản phẩm Đvt
Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % +(-) % +(-) %
I. Nước mắm Lít 1.897.265 100,00 2.130.000 100,00 2.398.580 100,00 232.735 12,27 268.580 12,61
1. Cao đạm 423.928 22,34 458.361 21,52 510.636 21,29 34.433 8,12 52.275 11,40 2. Đặc biệt 363.320 19,15 513.947 24,13 432.442 18,03 150.627 41,46 (81.505) (15,86) 3. Loại I 384.669 20,27 350.634 16,46 497.300 20,73 (34.0350 -8,85 146.666 41,83 4. Loại II 725.348 38,23 807.058 37,89 958.202 39,95 81.710 11,26 151.144 18,73
II. Mắm chai Chai 2.250.860 100,00 2.980.675 100,00 3.267.860 100,00 729.815 32,42 287.185 9,63
1. Thủy tinh 727.093 32,30 1.014.200 34,03 1.196.996 36,63 287.107 39,49 182.796 18,02 2.Pét 1.501.585 66,71 1.945.722 65,28 2.052.405 62,81 444.137 29,58 106.683 5,48 3.Mắm nêm 22.182 0,99 20.753 0,70 18.459 0,56 (1.429) (6,44) (2.294) (11,05)
III. Cá cơm Kg 2.458 100 3.173 100,00 2.574 100,00 715 29,09 (599) (18,88)
Bảng 2.2: Doanh thu tiêu thụ năm 2011 - 2012
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Sản phẩm DT % DT % DT % +(-) % +(-) % I. Nước mắm 7.532.100.818 24,44 8.859.041.796 23,22 9.548.994.370 23,37 1.326.940.978 17,62 689.952.574 7,79 1. Cao đạm 3.041.845.318 9,87 3.558.655.568 9,33 4.309.659.351 10,55 516.810.250 16,99 751.003.783 21,10 2. Đặc biệt 1.026.492.000 3,33 1.670.946.022 4,38 1.124.832.501 2,75 644.454.022 62,78 (546.113.521) (32,68) 3. Loại I 1.608.565.000 5,22 1.485.862.062 3,89 1.642.452.086 4,02 (122.702.938) (7,63) 156.590.024 10,54 4. Loại II 1.855.198.500 6,02 2.143.578.144 5,62 2.472.050.432 6,05 288.379.644 15,54 328.472.288 15,32 II. Mắm chai 23.221.202.454 75,35 29.237.700.644 76,63 31.215.295.620 76,40 6.016.498.190 25,91 2.032.594.976 6,95 1. Thủy tinh 7.048.100.694 22,87 9.562.920.138 25,07 11.024.857.723 26,98 2.525.819.444 35,68 1.461.937.585 15,29 2.Pét 16.149.426.938 52,40 19.644.826.286 51,49 20.211.975.496 49,47 3.502.399.348 21,64 567.149.210 2,89 3.Mắm nêm 34.674.822 0,11 22.954.220 0,06 16.462.402 0,04 (11.720.602) (33,80) (6.491.8180 (28,28) III. Cá cơm 55.225.000 0,18 62.619.762 0,16 57.273.890 0,14 7.394.762 13,39 (5.345.872) (8,54) Tổng 30.819.528.272 100,00 38.152.362.202 100,00 40.859.563.880 100,00 7.332.833.930 23,79 2.707.201.678 7,10
Nhận xét:
Qua hai bảng 2.1 và 2.2 ta thấy sản lượng tiêu thụ nước mắm lít và mắm chai đều tăng qua ba năm.
Trong đó sản lượng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ của năm 2011 so với năm 2010 như sau:
Sản lượng tiêu thụ của mắm lít tăng 12,27% tăng tương đương 232.735 lít. Cụ thể là: Sản lượng tiêu thụ của nước mắm loại đặc biệt tăng nhanh nhất khoảng 41,46% tăng tương đương là 150.627 lít. Theo sau đó là nước mắm cao đạm và nước mắm loại II cũng tăng lên. Trong khi đó, nước mắm loại I lại giảm xuống 8,85% giảm tương đương 34.035 lít. Điều này cho thấy các mặt hàng của công ty đều được khách hàng đón nhận tuy nhiên khách hàng có xu hướng sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao hơn.
Sản lượng tiêu thụ mắm lít tăng làm doanh thu tiêu thụ tăng 1.326.940.978 đồng tăng tương đương 17,62%. Như đã nói ở trên sản lượng tiêu thụ nước mắm đặc biệt là nhanh nhất nên nó đóng góp nhiều nhất vào mức tăng doanh thu khoảng 644.454.022 đồng tăng tương đương 62,78%. Tiếp theo đó là nước mắm cao đạm tăng khoảng 516,810,250 đồng, tăng tương đương 16,99%. Và cuối cùng là nước mắm loại II tăng khoảng 288.379.644 đồng, tăng tương đương 15,54%.
Đối với mắm chai thì sản lượng tiêu thụ của mắm chai cũng tăng lên khoảng 729.815 chai, tăng tương đương là 32,42%, đồng thời làm doanh tăng 6.016.498.190 đồng tăng tương đương 25.91%. Trong đó sản lượng tiêu thụ chai thủy tinh và chai Pét đều tăng khá mạnh (sản lượng tiêu thụ mắm thủy tinh tăng 287.107 chai, tăng tương đương 39,49% góp phần làm tăng doanh thu khoảng 2.525.819.444 đồng, tăng tương đương 35,68%; sản lượng tiêu thụ mắm pét tăng khoảng 444.137 chai tăng tương đương là 29,58%, làm doanh thu tăng thêm 3.502.399.348 đồng, tăng tương đương 21,64%). Qua đó, ta thấy được sản phẩm xuất xưởng với dạng chai có xu hướng tiêu thụ mạnh hơn so với sản phẩm nước mắm theo lít.
Đối với sản lượng tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ của năm 2012 so với năm 2011 như sau:
Sản lượng tiêu thụ của mắm lít trong năm 2012 này tăng khoảng 268.580 lít, tăng tương đương 12,61%. Trong đó sản lượng tiêu thụ mắm loại I tăng mạnh nhất khoảng 146.666 lít tăng tương đương 41,83%. Nếu như trong năm 2011 sản lượng loại mắm
đặc biệt tăng nhanh nhất thì đến năm 2012 này sản lượng tiêu thụ đã giảm nhẹ khoảng 81.505 lít giảm tương đương 15,86% đây chưa hẳn là một điều đáng lo ngại đối với công ty, nguyên nhân có thể là xu hướng tiêu dùng của khách hàng có sự thay đổi nhưng không nhiều lắm. Sản lượng của mắm loại II và mắm cao đạm cũng tăng nhẹ (sản lượng tiêu thụ nước mắm loại II tăng khoảng 151.144 lít tăng tương đương là 18,73%; sản lượng tiêu thụ của loại cao đạm tăng khoảng 52.275 lít, tăng tương đương là 11,40%).
Doanh thu tiêu thụ của mắm lít cũng tăng lên tuy nhiên tốc độ tăng của năm 2012 giảm so với tốc độ tăng doanh thu trong năm 2011, trong năm 2012 doanh thu chỉ tăng lên khoảng 689.952.574 lít, tăng tương đương 7,79%. Đóng góp vào mức tăng doanh thu này thì có nước mắm cao đạm là nhiều nhất mặc dù sản lượng tiêu thụ tăng thấp hơn so với nước mắm loại I, và loại II (doanh thu của nước mắm cao đạm tăng khoảng 751.003.783 đồng, tăng tương đương 21,10%; doanh thu của nước mắm loại II là 328.472.288 đồng, tăng tương đương 15,32%; doanh thu của nước mắm loại I là 156.590.024 đồng, tăng tương đương 15,90%) nhưng giá của nước mắm cao đạm này cao hơn nhiều nên chiếm phần lớn trong mức tăng doanh thu của năm.
Sản lượng tiêu thụ mắm chai năm 2012 cũng tăng nhẹ khoảng 287.185 chai, tăng tương đương 9,63% góp phần làm tăng doanh thu khoảng 2.032.594.976 đồng, tăng tương đương 6,95%. Trong đó, sản lượng tiêu thụ chai thủy tinh tăng mạnh nhất tăng khoảng 182.796 chai, tăng tương đương 18.02% góp phần làm tăng doanh thu khoảng 1.461.937.585 đồng, tăng tương đương 15,29%. Doanh thu của mắm Pét cũng tăng nhưng chậm hơn nhiều chỉ khoảng 567.149.210 đồng tăng tương đương 2,89% với sản lượng tiêu thụ tăng khoảng 106.683 chai tăng tương đương 5,48% cũng thấp hơn so với năm 2011.
Đối với mặt hàng mắm nêm thì trong ba năm vừa qua đang có xu hướng giảm dần, tuy không chiếm phần lớn trong doanh thu nhưng công ty cũng cần phải có biện pháp khắc phục tình hình tiêu thụ đối với sản phẩm này nhằm tránh việc loại bỏ sản phẩm này ra khỏi mặt hàng công ty.
Đối với sản phẩm cá cơm khô: sản lượng thay đổi theo từng năm, trong đó sản lượng tiêu thụ tăng nhiều nhất là năm 2011 tăng khoảng 715 kg và góp phần làm tăng doanh thu khoảng 57.273.890 đồng, tăng tương đương là 0,14%. Sang đến năm 2012
thì sản lượng tiêu thụ này chậm lại giảm khoảng 599 kg và tuy nhiên cũng không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu, mức giảm doanh thu khoảng 8,54% giảm tương đương 5.345.872 đồng. Dù lượng tiêu thụ loại sản phẩm này không nhiều nhưng có thể cho ta thấy phần nào sự đa dạng sản phẩm của công ty tạo cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn.
2.1.5.2 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2010 -2012)
Việc Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có thể giúp cho công ty CPTS 584 Nha Trang đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, phát hiện ra các khả năng tiềm tàng của công ty, giúp dự báo và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh. Hơn thế nữa, việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không những cần thiết với các đối tượng bên trong công ty, mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài. Để tiến hành phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ta đi phân tích các chỉ tiêu của bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty như sau:
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Công ty CPTS 584 Nha Trang từ 2010 – 2012
Đvt: đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
Chỉ tiêu
Giá trị (đ) Giá trị (đ) Giá trị (đ) +(-) Tỷ lệ (%) +(-) Tỷ lệ (%)
1.Doanh Thu BH & cung cấp DV 30.753.303.272 38.096.742.440 40.764.289.990 7.343.439.168 23,88 2.667.547.550 7,00
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 525.762.242 923.234.785 1.043.451.489 397.472.543 75,60 120.216.704 13,02
3. Doanh thu thuần về BH & cung
cấp DV 30.227.541.030 37.173.507.655 39.520.838.501 6.945.966.625 22,98 2.347.330.846 6,31
4.Giá vốn hàng bán 23.632.308.629 27.211.749.128 28.585.281.488 3.579.440.499 15,15 1.373.532.360 5,05 5.Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp
DV 6.595.232.401 9.961.758.527 10.935.557.013 3.366.526.126 51,04 973.798.486 9,78 6.Doanh thu hoạt động tài chính 19.344.550 40.101.830 31.579.928 20.757.280 107,30 (8.521.902) (21,25)
7.Chi phí tài chính 402.551.356 512.415.054 526.406.318 109.863.698 27,29 13.991.264 2,73
Trong đó:Chi phí lãi vay 402.551.356 512.415.054 526.406.318 109.863.698 27,29 13.991.264 2,73
8.Chi phí bán hàng 3.185.652.919 3.707.139.181 4.207.553.574 521.486.262 16,37 500.414.393 13,50 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.703.488.720 2.188.942.806 2.074.478.968 485.454.086 28,50 (114.463.838) (5,23)
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 1.322.883.956 3.593.363.316 4.158.698.081 2.270.479.360 171,63 565.334.765 15,73
11.Thu nhập khác 198.426.495 240.457.339 381.279.473 42.030.844 21,18 140.822.134 58,56
12.Chi phí khác 39.223.818 108.204.552 54.359.355 68.980.734 175,86 (53.845.197) (49,76) 13.Lợi nhuận khác 159.202.677 132.252.787 326.920.118 (26.949.890) (16,93) 194.667.331 147,19
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.482.086.633 3.725.616.103 4.485.618.199 2.243.529.470 151,38 760.002.096 20,40
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 184.573.896 931.965.321 1.214.694.480 747.391.425 404,93 282.729.159 30,34 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.297.512.737 2.793.650.782 3.270.923.719 1.496.138.045 115,31 477.272.937 17,08
Nhận xét:
Về mặt doanh thu: Qua bảng số liệu ta thấy được tổng doanh thu tăng qua các năm. Cụ thể là: Năm 2011 tổng doanh thu tăng 23,88% so với năm 2010. Sang năm 2012, tổng doanh thu tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng chậm chỉ đạt 7,00 % so với năm 2011. Nguyên nhân của việc doanh thu tăng lên là do công ty đã tạo được vị trí trên thị trường với thương hiệu có chất lượng và ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến và sử dụng sản phẩm.
Năm 2011 các khoản giảm trừ doanh thu tăng lên khá nhanh, tăng chênh lệch là 397.472.543 đồng tương đương 75,60% so với năm 2010. Và con số này tiếp tục tăng đến năm 2012 đạt 1.043.451.489 đồng, tương đương 13,02% so với năm 2011.
Do chi phí sản xuất ra sản phẩm ngày càng tăng nên giá vốn hàng bán tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của năm 2011 so với năm 2010 là 15,15% nhanh hơn so với tốc độ tăng của năm 2012 so với năm 2011 là 5,05%. Điều này chứng tỏ được phần nào công ty đã có chính sách nhằm giảm chi phí sản xuất. Giá vốn hàng bán tăng có thể nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu tăng cao.
Hoạt động tài chính của công ty có biến động, năm 2011 doanh thu của hoạt động này tăng lên, tăng tương đương 107,30% so với năm 2010. Tuy nhiên, sang năm 2012 hoạt động này lại giảm xuống chênh lệch khoảng 8.521.902 đồng, tương đương giảm 21,25% so với năm 2011. Có thể nói đây là một hoạt động có nhiều rủi ro vì vậy mà công ty đã thay đổi chiến lược trong ngắn hạn đối với các hoạt động đầu tư.
Về chi phí: Chi phí bán hàng của công ty hằng năm đều tăng lên. Trong năm 2011 chi phí bán hàng đã tăng lên 3.707.139.181 đồng tăng tương đương16,37% so với năm 2010. Sang năm 2012 chi phí này tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng giảm nhẹ hơn so với những năm trước chỉ tăng khoảng 13,5% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc chi phí bán hàng tăng lên là do sức ép cạnh tranh của thị trường ngày càng khốc liệt vì vậy mà công ty đã tăng cường chi phí cho các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi để nhằm thu hút khách hàng đến với công ty nhiều hơn.
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2011 tăng khoảng 485.454.086 đồng so với năm 2010, tăng tương đương là 28,50% so với năm 2010. Sang đến năm 2012 chi phí này đã giảm nhẹ xuống còn 2.074.478.968 đồng, giảm tương đương 5,23% so với năm 2011. Khoản giảm này chủ yếu là do các khoản phụ cấp cho nhân viên trong năm giảm.
Về mặt lợi nhuận: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm đều tăng, đồng thời thu nhập khác cũng tăng.
Nhìn chung thì tổng lợi nhuận hằng năm tăng, năm 2011 tăng khoảng 2.243.529.470 đồng tăng tương đương 151,38% so với năm 2010. Và năm 2012 lợi nhuận cũng tăng lên nhưng với tốc độ tăng chậm hơn nhiều so với năm trước, năm 2012 tăng khoảng 760.002.096 đồng, tăng tương đương 20,40 % so với năm 2011. Có thể nguyên nhân là do năm 2012 nền kinh tế khó khăn hơn nhiều vì vậy doanh thu tăng chậm trong khi chi phí sản xuất cũng tăng nên làm cho lợi nhuận của năm 2012 có phần giảm hơn so với lợi nhuận của các năm trước.
Kết luận: Ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty tăng theo từng năm đây là dấu
hiệu tốt cho sự phát triển của công ty trong những năm tới. Điều này cho thấy chất lượng hoạt động kinh doanh của công ty đang có những biến chuyển tốt, cho phép ta hy vọng vào một kết quả tốt hơn trong tương lai.
2.1.5.3 Phân tích khả năng sinh lời
Bảng 2.4: Phân tích tỷ suất sinh lời của Công ty qua các năm 2010 – 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Tổng Doanh Thu =
(DT Thuần +DT Tài chính + TN khác) 30.445.312.075 37.454.066.824 39.933.697.902 2. Tổng Tài sản bình quân 20.202.377.444 22.249.103.704 22.657.836.929 3. Vốn Chủ sở hữu bình quân 5.921.844.764 8.532.171.685 11.411.451.378 4. Lợi nhuận trước thuế 1.482.086.633 3.725.616.103 4.485.618.199 5. Lợi nhuận sau thuế 1.297.512.737 2.793.650.782 3.270.923.719
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS
(ROS = 4/1) 0,05 0,10 0,11
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROA (ROA = 4/2) 0,07 0,17 0,20
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Nhận xét:
Qua các chỉ tiêu đánh giá phản ảnh qua bảng trên, có thể thấy được hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2010 - 2012. Cụ thể như sau:
Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thể hiện khả năng sinh lời của hàng hóa, tứ là cứ trong 1 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Như vậy nếu thu được 1 đồng doanh thu thì có 0,05 đồng lợi nhuận vào năm 2010. Năm 2011 có 0,1 đồng lợi nhuận và 0,11 đồng lợi nhuận trong năm 2012. Vì vậy lợi nhuận thu được trên 1 đồng doanh thu của năm 2012 nhiều hơn so với hai năm trước. Từ đó, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty đang có diễn biến tăng lên trong vài năm tới. Công ty cần phải giữ vững chiều hướng như thế này nhưng cần phải đưa ra các chính sách phát huy hơn khả năng mà công ty có được.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc sắp xếp, phân phối và quản lý các nguồn lực của Công ty, nó cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2010: ROA của Công ty là 0,07 tức là với 1 đồng đầu tư vào tài sản Công ty thu được 0,07 đồng lợi nhuận. Sang năm 2011 con số này tăng lên là 0,17 tức là thu được nhiều lợi nhuận hơn so với 2010.
Năm 2012: ROA của công ty tiếp tục tăng. Cứ 1 đồng tài sản bỏ vào kinh doanh thì thu được 0,2 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên tốc độ tăng này chậm hơn so với năm trước nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế năm 2012 chậm hơn so với tốc độ tăng của năm 2011 và do đó nó làm ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là tiêu chuẩn phổ biến nhất thường dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý. Bởi vì nó đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu của Công ty, đó là phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình. Nói tóm lại nó đo lường tiền lời của mỗi đồng tiến vốn bỏ ra.
Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng, giảm không ổn định. Nếu bỏ ra 1 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được 0,22 đồng lợi nhuận vào năm 2010, được 0,33 đồng lợi nhuận vào năm 2011 và thu được 0,29 đồng lợi nhuận vào năm 2012. Như vậy lợi nhuận thu được trên 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra năm 2011 nhiều hơn năm 2010 là 0,11 đồng và năm 2012 nhiều hơn năm 2010 là 0,07 đồng.