Tổ chức phân phối hoạt động vật chất

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang tại thị trường Miền Trung (Trang 32)

Việc phân phối sản phẩm vật chất bắt đầu từ đơn hàng của khách hàng. Ngày nay, các công ty đang cố gắng rút ngắn chu kì đặt hàng – chuyển tiền, tức là khoảng thời gian từ khi đủa đơn đặt hàng đến khi thanh toán. Chu kì này bao gồm nhiều bước, nhân viên bán hàng chuyển đơn hàng, đăng kí đơn hàng và đổi chiều công nợ khách hàng, lên kế hoạch dự trữ và tiến độ sản xuất, gửi hàng và hóa đơn tính tiền, nhận tiền thanh toán. Chu kì này càng kéo dài thì mức độ hài lòng của khách hàng càng kém và lợi nhuận của công ty càng thấp.

Lượng hàng đặt thêm tối ưu có thể xác định được bằng cách xem xét tổng chi phí xử lý đơn đặt hàng và thực hiện lưu kho ở mỗi mức độ đặt hàng khác nhau.

1.5.2 Lưu kho

Mỗi công ty đều phải tồn trữ và bảo quản hàng trong khi chờ bán. Việc lưu kho sản phẩm là cần thiết vì các chu kì sản xuất và tiêu thụ ít khi trùng khớp với nhau. Nhiều loại nông sản được sản xuất theo mùa, nhưng nhu cầu thì liên tục. Việc lưu kho sẽ khắc phục được những sai lệch về số lượng và thời gian mong muốn. Vấn đề đặt ra là hàng hóa để tồn kho như thế nào, tình hình kho bãi như thế nào… để tạo nên sự cân bằng và ăn khớp về số lượng và thời gian sử dụng hàng hóa đó.

Công ty phải quyết định số lượng và quy mô những địa điểm cần thiết để bảo quản sản phẩm. Có nhiều địa điểm bảo quản nghĩa là có thể đưa hàng tới cho khách hàng nhanh hơn. Tuy nhiên, nó lại làm tăng chi phí lưu kho. Số lượng địa điểm bảo quản phải đảm bảo cân đối giữa mức độ phục vụ khách hàng và chi phí phân phối. Về cơ cấu các loại kho bãi: Các công ty thường sử dụng kho bảo quản và kho phân phối. Kho bảo quản lưu trữ hàng hóa trong những thời gian tương đối dài, kho phân phối thì tiếp nhận hàng hóa từ những khu vực sản xuất của công ty rồi chuyển đi nhanh.

Về phương tiện xếp đặt và bốc dỡ: Hiện nay phần lớn các kho hàng sử dụng tự động hóa.

1.5.3 Dự trữ hàng hóa

Tồn kho là vấn đề không thể tránh khỏ đối với mọi công ty dù là công ty sản xuất hay là công ty thương mại. Nó là yếu tố đảm bảo cho các thay đổi của đơn hàng hay nhu cầu của thị trường.

Mức dự trữ hàng hóa là một quyết định quan trọng về phân phối vật chất và nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc thỏa mãn khách hàng. Nhân viên bán hàng muốn công ty của mình tích trữ đủ hàng để có thể thực hiện được ngay tất cả các đơn hàng của khách. Tuy nhiên đối với công ty việc duy trì khối lượng hàng lớn sẽ không có lợi do chi phí lưu kho tăng, do đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Để có lượng tồn kho thích hợp, công ty cần phải làm rất nhiều công việc: phải xác định lượng đặt hàng hợp lý, xác định số lần đặt hàng và các định lượng tồn kho bảo hiểm để tránh tình trạng cạn dự trữ.

+ Xác định thời điểm đặt hàng: Là thời điểm phải nhập thêm hàng khi khối lượng dự trữ cạn dần. Nếu thời gian chờ thực hiện đơn hàng và tốc độ tiêu hao của khách hàng thay đổi, thì phải xác định điểm đặt hàng cao hơn để đảm bảo lượng tồn kho an toàn. Điểm đặt hàng cuối cùng phải đảm bảo cân đối rủi ro cạn nguồn dự trữ với chi phí dự trữ quá mức.

+ Số lượng hàng cần đặt thêm: số lượng hàng đặt mua càng lớn thì tần suất đặt hàng càng thưa. Công ty cần phải cân đối chi phí xử lý đơn hàng và chi phí dự trữ hàng.

+ Chi phí xử lý đơn hàng: bao gồm chi phí chuẩn bị và chi phí quản lý của mặt hàng đó. Nếu chi phí chuẩn bị thấp thì nhà sản xuất có thể sản xuất mặt hàng đó thường xuyên và chi phí cho mặt hàng đó hoàn toàn ổn định và bằng chi phí quản lý. Nếu chi phí chuẩn bị cao thì nhà sản xuất có thể giảm bớt chi phí bình quân trên đơn vị sản phẩm bằng cách sản xuất và duy trì lượng hàng dự trữ cao hơn.

+ Chi phí dự trữ: chi phí xử lý đơn hàng phải đối chiếu với chi phí dự trữ. Chi phí xử lý đơn hàng gồm chi phí lưu kho, chi phí vớn, thuế và tiền bảo hiểm, khấu hao và hao mòn vô hình.

Ngày nay có nhiều doanh nghiệp chuyển từ mạng lưới cung ứng đón đầu sang mạng lưới cung ứng. Mạng đầu tiên liên quan đến những doanh nghiệp sản xuất với khối lượng sản phẩm theo mức dự báo tiêu thụ. Mạng lưới cung ứng theo yêu cầu do khách hàng chủ động trong đó có phần sản xuất liên tục và phần dự trữ khi có đơn hàng về.

1.5.4 Vận chuyển

Những người làm marketing cần quan tâm đến quyết định vận chuyển của Công ty mình. Việc lựa chọn phương tiện vận chuyển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá, khả năng giao hàng kịp thời và tình trạng của hàng hóa khi chuyển đến nơi, và tất cả những yếu tố này lại tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng.

Việc lựa chọn phương tiên j vận chuyển dựa trên các tiêu chuẩn như: - Tốc độ (thời gian giao hàng dài hay ngắn).

- Tần suất chuyên chở. - Độ tin cậy.

- Năng lực vận chuyển. - Khả năng sẵn có. - Chi phí chuyên chở.

Khi lựa chọn các phương thức vậ chuyển người gửi hàng có thể quyết định sử dụng các phương tiện riêng.

Những quyết định về vận chuyển phải đảm bảo dung hòa các mặt giữa những phương thức vận chuyển và những điều kiện mặc nhiên của phương thức đó đối với những yếu tố phân phối khác, như kho lưu và dự trữ khác. Khi cước phí vận chuyển thay đổi theo thời gian thì Công ty cần phân tích lại cách lựa chọn của mình để tìm ra những phương án tổ chức phân phối vật chất tối ưu.

CHƯƠNG 2

THC TRNG HOẠT ĐỘNG KÊNH PHÂN PHI CA CÔNG

TY CPTS 584 NHA TRANG TI

2.1 Tổng quan về công ty CPTS 584 Nha Trang

2.1.1Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Ở nước ta, có rất nhiều nơi sản xuất nước mắm nhưng có lẽ hương vị thơm ngon, đậm đà cùng màu vàng rơm óng ánh mà người ta không thể quên đến từ vùng biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đó chính là thương hiệu nước mắm 584 Nha Trang do Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang sản xuất.

Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang được thành lập từ năm 1977 với tên gọi là Trạm Thủy sản Nha Trang là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Thủy sản quản lý, có nhiệm vụ sản xuất nước mắm để cung ứng cho các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Sau năm 1975 Nhà Nước tiếp quản hệ thống kho chứa hàng và hình thành Trạm Trung Chuyển Bộ Nội Thương. Hai trạm này có chức năng như nhau cùng làm nhiệm vụ trung chuyển trong thời gian bao cấp.

Từ năm 1986, theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng, hai trạm này sáp nhập thành một thuộc Bộ Thủy sản.

Năm 1987, Ủy ban Kế Hoạch nhà nước quyết định lấy tên trạm là xí nghiệp Thủy sản Nha Trang, có nhiệm vụ phân bổ, đổi xăng dầu, lưới ngư cụ cho ngư dân, Hợp tác xã khai thác và lấy sản phẩm khai thác của địa phương như: nước, mắm, cá khô,.. phân phối cho các tỉnh không có nguồn lợi thủy sản.

Năm 2004, Công ty Thủy sản khu vực II bị phá sản nên công ty được chuyển sang trực thuộc Công ty xuất nhập khẩu miền Trung.

Với những nổ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác thị trường đã giúp công ty từng bước xây dựng cho mình một thương hiệu riêng và ngày càng được người tiêu dùng biết đến. Hiện nay, thị trường tiêu thụ của Công ty rất rộng rãi trải dài từ Bắc vào Nam.

Ngày 02/03/2006 theo quyết định số 1287/QD-BTS Công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước Trạm Thủy sản Nha Trang trực thuộc Công ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản miền Trung thành Công ty Cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang.

 Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Thủy Sản 584 Nha Trang.  Tên viết tắt: 584NHATRANGSEACOM

 Tên giao dịch quốc tế: 584 Nha Trang Seaproducts Join – Stock Company.  Trụ sở chính: 584 Lê Hồng Phong – Nha Trang – Khánh Hòa.

 Slogan: An toàn cho bạn và gia đình.  Logo công ty:

 Điện thoại: 058881176 Fax: 58.884.442  Mã số thuế: 4200636551

 Wesite: www.584nhatrang.com.vn.  Email: ts584nhatrang@.vnn.vn

 Giấy phép kinh doanh số 3703000186 do sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 02/03/2006.

 Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Khánh Hòa

 Hình thức vốn chủ sở hữu: Vốn cổ phần

Hiện nay, sản phẩm của công ty đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành. Trong đó, các sản phẩm chất lượng cao đã được tiêu thụ tại các siêu thị cao cấp như Maximark, Vinatex, Citimark, Coopmark, Sài Gòn, Hà Nội,… Thời điểm hiện tại, tuy số lượng không nhiều, nhưng sản phẩm của công ty đã có mặt ở một số nước như Nhật Bản, Australia. Thời gian tới, xuất khẩu nước mắm sang thị trường châu Á là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của công ty.

Tham gia nhiều kỳ hội chợ triển lãm, công ty đã không ngừng quảng bá và ngày càng khẳng định vị thế của mình hơn qua việc đón nhận được nhiều danh hiệu và giải thưởng do người tiêu dùng và các tổ chức bình chọn:

- Danh hiệu “Hàng Vit Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn, báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức từ năm 2000 đến năm 2012.

- Năm 2002: đạt giải thưởng “Chất lượng vàng” tại Hội chợ triển lãm du lịch - thương mại - thủy sản Khánh Hòa.

- Năm 2005: Sản phẩm nước mắm 35 độ đạm được trao tặng “Cúp Vàng” tại Hội chợ triển lãm Festival Tây Nguyên.

- Năm 2005: Được trao tặng “Cúp Vàng thương hiệu và nhãn hiu” của Hội Nghiên cứu khoa học Đông Nam Á và Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam.

- Giải thưởng “Sao Vàng Nam Trung b.

- Đạt chứng nhận “Thc phm Chất lượng và An toàn” do thời báo Kinh tế Sài Gòn và Hội Lương thực – thực phẩm Tp Hồ Chí Minh bình chọn.

- Đạt chứng nhận “Sn phm chất lượng vì sc khe cộng đồng” tại hội chợ triển lãm Vì sức khỏe cộng đồng.

- Được Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam và Mạng thương hiệu Việt trao tặng “Cúp vàng

Thương hiệu Vit”.

- Giải thưởng “Sao vàng đất Vit 2011” và danh hiệu “Top 200 thương hiệu Vit Nam” trong hội nhập Quốc tế.

Chính những danh hiệu và phần thưởng vinh danh trên đã phần nào khẳng định được chất lượng cùng sự vững vàng của sản phẩm “Nước mắm 584 Nha Trang” trên thị trường.

2.1.2Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động chủ yếu 2.1.2.1 Chức năng 2.1.2.1 Chức năng

Theo giấy phép kinh doanh thì chức năng của Công ty bao gồm: - Chế biến cá và các loại thủy sản khác.

- Kinh doanh mua bán các mặt hàng hải sản. - Kinh doanh xăng dầu và dịch vụ tổng hợp. - Kinh doanh khách sạn và du lịch.

Tuy nhiên, do khả năng còn hạn hẹp nên hiện tại công ty chỉ thực hiện chức năng thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nước mắm phục vụ cho nhu cầu thị trường.

2.1.2.2 Nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động chủ yếu

- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu xã hội, công ty chủ trương xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nước mắm các loại. Hàng năm, tự cân đối lao động và tình hình tài chính để thực hiện các mục tiêu đề ra.

- Thực hiện liên minh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài tỉnh để tạo nguồn nguyên liệu ổn định sản xuất.

- Cùng với việc sản xuất, kinh doanh công ty luôn chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ, năng lực để phù hợp với kinh tế thị trường, chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ, nhân viên trong công ty.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng lĩnh vực đăng ký với cơ quan nhà nước, thực hiện các nghĩa vụ theo luật hiện hành.

- Nghiên cứu khả năng sản xuất những mặt hàng thuộc diện kinh doanh của công ty, đa dạng hóa chủng loại, nghiên cứu thị trường kế hoạch hóa lưu chyển hàng hóa, xây dựng các chiến lược dài hạn.

- Thực hiện vệ sinh, bảo vệ môi trường, an toàn lao động, an ninh xã hội.

- Sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, đảm bảo bù đắp chi phí và có lãi để tái sản xuất mở rộng, giải quyết thỏa đáng, hài hòa giữa lợi ích tập thể và cá nhân trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh.

2.1.3Cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Cơ cấu tổ chức quản lý là tổng hợp các bộ phận khác nhau có quan hệ với nhau được chuyên môn hóa và có quyền hạn nhất định, bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty.

Từ tháng 3/ 2006 khi chuyển sang hình thức sở hữu mới, và đến nay công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang đã hoạt động theo bộ máy mới phù hợp hơn trước. Và hiện tại công ty đang có cơ cấu tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Các bộ phận chức năng được trao quyền lực nhất định trong phạm vi chuyên môn mà bộ phận đó đảm nhiệm, để đảm bảo công việc được tiến hành một cách thuận lợi. Ở đó, Giám đốc là người điều hành quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Sau đó là ba phó giám đốc giúp việc cho giám đốc ở các lĩnh vực được phân công theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị của công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu chọn. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý toàn công ty, có quyền nhân danh công ty để giải quyết các vấn đề có liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty. Hội đồng quản trị có quyền yêu cầu Ban giám đốc và trưởng các phòng ban, cung cấp các thông tin cần thiết, có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phòng đầu tư và Mar Tổ bán hàng tại Nha Trang Giám đốc Hội đồng quản trị BKS Đại hội cổ đông PGĐ bán hàng PGĐ kinh doanh Phòng nhân sự PGĐ sản xuất Chi nhánh miền Nam+ siêu thị Phòng kinh doanh Tổ bán hàng tại Đà Nẵng Tổ bán hàng tại Hà Nội Phòng kế toán Phòng kĩ thuật PX2 PX1 Kế toán trưởng BP bốc xếp BP sản xuất BP đóng gói Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư + công nợ Kế toán hàng hóa + công nợ Kế toán thanh toán + thủ quỹ

Ban kiểm soát

Ban kiểm soát gồm 3 người do Đại hội cổ đông bầu ra, là những người thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty.

Ban giám đốc

Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giám đốc là người trực tiếp quản lý và điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng, đại diện cho pháp nhân trước quan hệ đối nội, đối ngoại của Công ty và trước pháp luật. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về toàn bộ hoạt động của Công ty, chỉ đạo thực hiện công tác tại tất cả các phòng ban và kế hoạch thực hiện sản xuất kinh doanh thông qua các bộ phận tham mưu. Ngoài ra còn có quyền quyết định việc đào tạo, tiếp nhận hay bổ nhiệm cán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của Công ty cổ phần thủy sản 584 Nha Trang tại thị trường Miền Trung (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)