Tại thị trường miền Nam công ty chủ yếu phân phối sản phẩm qua hệ thống trung gian, nên thành công tại thị trường này đều phụ thuộc vào kênh trung gian đó. Vì vậy, ta có thể thấy được tầm quan trọng của các trung gian này.
Hiện nay công tác đánh giá các thành viên trong kênh phân phối của công ty được xét dựa trên một số tiêu chí cụ thể như:
+ Tình hình tài chính: Tình hình tài chính của đại lý đó có ổn định hay không, có tăng qua các năm hay không? Nếu trong ba năm mà doanh thu của các đại lý không tăng lên thì công ty sẽ cắt bỏ đại lý này và sẽ tìm kiếm đại lý khác thay thế.
+ Thời hạn thanh toán: Dựa vào kết quả thanh toán thực tế của các trung gian điều chỉnh với mức quy định cho các trung gian do sự thỏa thuận của hai bên đề ra trong hợp đồng, công ty sẽ xác định mức độ hoàn thành các chỉ tiêu thanh toán của mọi thành viên đối với khoản nợ của công ty.
+ Doanh số: Doanh số bán hàng của đại lý có tiến bộ qua từng năm hay không + Lượng bán hàng hiện tại của các thành viên, đại lý so với trước đây.
+ Lượng bán hàng thành viên này so với thành viên khác.
Qua đó, công ty chỉ mới chú trọng đến các tiêu chí như tình hình tài chính, doanh số hay thời hạn thanh toán còn các tiêu chí khác thì lại ít quan tâm trong khi những tiêu chí như: Hàng tồn kho, số lần đặt hàng, số lượng đặt hàng, danh tiếng của đại lý… cũng đóng góp một phần quan trọng vào mức tăng trưởng và triển vọng của các thành viên. Việc một số các đại lý tuy nhỏ nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững thì công ty lại đánh giá thấp, ít tạo điều kiện cho sự phát triển này. Trong khi một số các đại lý có doanh số cao nhưng tốc độ phát triển chậm và không đều thì lại được đánh giá cao hơn.
Chính vì thiếu thông tin về các đại lý, mức độ kiểm soát lại thấp nên công tác đánh giá các hoạt động của các thành viên trong kênh sẽ thiếu chính xác và không được khoa học.