Hình thành và phát triển thị trường tài chính Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 87)

Hình 1: Tình hình thực hiện vốn đăng ký của TNCs với mức trung bình trong cả nƣớc, giai đoạn 2000 – 2006.

2.3.4.2. Hình thành và phát triển thị trường tài chính Việt Nam

Chủ trương thành lập thị trường tài chính được thực hiện từ năm 1993, theo Quyết định số 132/QĐ - NH14 ngày 10/7/1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến hết năm 1994, thị trường tiền tệ lần lượt ra đời. Sự ra đời của các thị trường này có ý nghĩa đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam; một mặt tạo ra thị trường vốn ngắn hạn cho nền kinh tế; mặt khác tạo ra các công cụ gián tiếp để Ngân hàng Nhà nước có thể thay đổi phương thức điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường.

Thị trường tiền tệ Việt Nam bắt đầu hình thành với các thị trường bộ phận là thị trường liên ngân hàng, thị trường tiền gửi và thị trường trái phiếu kho bạc. Thị trường liên ngân hàng gồm thị trường nội tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Ngày 7/10/1993, thị trường nội tệ liên ngân hàng ra đời và đi vào hoạt động. Năm 1994, Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Đây là bộ phận cấu thành thị trường tiền tệ bán buôn, đáp ứng nhu cầu vốn thỏa dụng của các tổ chức tín dụng và thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.

Thị trường tín phiếu kho bạc ra đời và hoạt động từ năm 1995, là kênh huy động vốn cho ngân sách nhà nước. Từ năm 2000, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và tín phiếu kho bạc đã trở thành hai hàng hóa chủ yếu cho nghiệp vụ thị trường mở. Tháng 7/2000, thị trường mở ra đời và đi vào hoạt động để điều tiết vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 7/2000. Năm 2004, Trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội cũng đi vào hoạt động. Hiện nay, Luật Chứng khoán đã được Quốc hội thảo luận thông qua trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XI (2006). Việc ra đời và đi vào hoạt động của Luật Chứng khoán sẽ là cơ sở pháp lý để hình thành mô hình thị trường vốn, tạo lập và vận hành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, tạo tâm lý yên tâm cho các doanh nghiệp đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Sự hình thành và phát triển thị trường tài chính đã góp phần hoàn thiện thể chế tài chính, đảm bảo tính thống nhất giữa thị trường tài chính Việt Nam đối với thị trường tài chính quốc gia khác nhằm tạo cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuận lợi luân chuyển, bổ sung vốn cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)