Xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ, ổn định và phù hợp với thông lệ quốc tế

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 105)

Hình 1: Tình hình thực hiện vốn đăng ký của TNCs với mức trung bình trong cả nƣớc, giai đoạn 2000 – 2006.

3.2.1.4. Xây dựng hành lang pháp lý chặt chẽ, ổn định và phù hợp với thông lệ quốc tế

thông lệ quốc tế

Trong điều kiện hiện nay, các nước đang phát triển cạnh tranh gay gắt để thu hút các nguồn lực từ TNCs nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá. Tuy nhiên, sự dè dặt của TNCs khi thâm nhập thị trường các nước đang phát triển như Việt Nam có lý do từ hệ thống pháp lý chưa ổn định và chưa đảm bảo tính minh bạch so với thông lệ quốc tế, nên dẫn đến sự đối xử không công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài làm ảnh hưởng đến việc đầu tư của TNCs (mặc dù Luật đầu tư và Luật DN được sửa đổi và có hiệu lực 1/7/2006). Vì thế, việc xây dựng môi trường kinh doanh ổn định và bình đẳng là yếu tố quan trọng trong việc thu hút nhà đầu tư. Trước mắt cũng như lâu dài, Việt Nam cần hoàn thiện những điểm cụ thể sau nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, ổn định và phù hợp với thông lệ quốc tế:

- Ban hành, điều chỉnh, sửa đổi luật phải dựa trên cơ sở rút kinh nghiệm của thực tiễn trong hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta; đồng thời, cũng căn cứ vào kinh nghiệm của các mô hình kinh tế đi trước và so sánh với hệ thống luật của các tổ chức quốc tế.

- Trong quá trình thực thi luật, cần cụ thể hoá Luật bằng những văn bản dưới Luật để tạo điều kiện thuận lợi khi áp dụng, nhưng không chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống văn bản pháp luật; tạo nên tính ổn định của khung khổ hành lang pháp lý, nhằm giữ vững niềm tin cho các nhà đầu tư,

hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Theo đó:

+ Trước hết cần nhanh chóng xoá bỏ mọi phân biệt đối xử nhằm giảm thiểu rủi ro (do thực thi hợp đồng kém từ một bộ phận doanh nghiệp…). Đa dạng và mềm hoá các hình thức đầu tư, để các nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn khi lựa chọn hình thức hợp tác. Đồng thời, giảm thiểu các rào cản cho môi trường cạnh tranh bằng cách đơn giản hoá các thủ tục gia nhập thị trường, hoặc chuyển thị trường với chi phí giao dịch và chi phí cơ hội là thấp nhất, nhằm tạo cơ chế thông thoáng cho TNCs thâm nhập thị trường.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình hoạt động được “tạo vốn” trên thị trường tài chính trong nước bằng nhiều cách thức: bán cổ phần, phát hành trái phiếu doanh nghiệp…

+ Sửa đổi thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động Việt Nam và nước ngoài, mức khởi điểm chịu thuế và biểu thuế được áp dụng chung theo hướng khuyến khích sử dụng lao động cả trong và ngoài nước, nhằm đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập.

+ Khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước, hạn chế cấp phép cho dự án xuất khẩu nguyên liệu thô hoặc sơ chế, nhằm đảm bảo khai thác hiệu quả nguồn lực tự nhiên và phát huy lợi thế so sánh giữa các quốc gia, tăng sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài.

Sự thống nhất trong việc ban hành các văn bản pháp luật sẽ tạo nên hành lang pháp lý hoàn chỉnh và tăng khả năng vận hành hiệu quả nền kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, việc đưa ra chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài không còn có tác dụng lớn như trước nữa mà đây là sức ép của quá trình hội nhập. Nhưng sự cải tổ mạnh mẽ trong hệ thống pháp luật của Việt Nam theo hướng “mở” sẽ góp phần hoàn thiện, ổn định hành lang pháp lý, tăng cường thu hút TNCs vào nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)