Hình 1: Tình hình thực hiện vốn đăng ký của TNCs với mức trung bình trong cả nƣớc, giai đoạn 2000 – 2006.
3.2.1.7. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các Công ty xuyên quốc gia
quốc gia
Mục đích của TNCs khi đầu tư vào các nước đang phát triển nhằm khai thác lợi thế về giá nhân công rẻ. Do đó, các quốc gia nhận đầu tư sẽ giải quyết được vấn đề việc làm và có khả năng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, xét về dài hạn, khi khoa học ngày càng phát triển thì lợi thế về giá lao động rẻ chủ yếu do “đông về số lượng, khoẻ về cơ bắp” sẽ thay thế bằng lực lượng lao động trẻ, có tri thức, tay nghề và giá thuê rẻ một cách tương đối. Vì thế, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng để đảm bảo tính bền vững của phát triển kinh tế; đồng thời, để tăng tính hấp dẫn đối với việc thu hút TNCs là vấn đề cấp bách và cần có chiến lược đầu tư dài hạn. Bởi quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là đòi hỏi của xã hội nói chung và TNCs nói riêng, nhưng để giải quyết vấn đề đó phải trải qua từng bước, từng giai đoạn, tránh nóng vội dễ dẫn đến đốt cháy giai đoạn. Vì vậy, trong tình hình hiện nay; một mặt, chúng ta phải khai thác hiệu quả nguồn nhân lực đã có; mặt khác, cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, làm chủ kỹ thuật và công nghệ cao. Điều đó đã và đang đặt Việt Nam trước nhiều thách thức cần có giải pháp khắc phục về trước mắt cũng như lâu dài:
- Trước hết, cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có. Phổ cập nghề cho lực lượng lao động xã hội bằng cách gắn đào tạo và dạy nghề với thực tiễn xã hội; đảm bảo thích ứng với yêu cầu xã hội, phát triển thị trường lao động và mở rộng xuất khẩu lao động.
- Huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Tình trạng sút kém trên nhiều mặt của giáo dục và đào tạo hiện nay đều có
ở nhiều nước như: Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc … tỷ lệ đầu tư ngân sách cho giáo dục đều trên 20%, thì ở Việt Nam, năm cao nhất mới là 17%, dự tính năm 2010 sẽ là 20%. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, đầu tư cho giáo dục và đào tạo chính là đầu tư cơ bản, đầu tư cho sản xuất, đầu tư cho sự phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả nhất (ở Mỹ đầu tư cho giáo dục 1 USD lãi 4 USD; Nhật Bản đầu tư 1 USD lãi 10 USD). Như vậy, chỉ có nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo mới có thể đáp ứng được yêu cầu cung cấp lao động có chất lượng cao cho xã hội thực hiện công cuộc CNH,HĐH đất nước.
- Có chính sách đào tạo nhanh một lực lượng lao động theo hướng đáp ứng yêu cầu của TNCs. Việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội là cả một quá trình lâu dài, nhưng trước mắt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trước sự ồ ạt của dòng vốn đầu tư nước ngoài với nhu cầu lớn về nhân lực của TNCs. Nhà nước cũng cần có sự ưu đãi đối với các trường đào tạo nghề, khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo lao động, Nhà nước cho vay vốn và hỗ trợ lao động học nghề… Mặt khác, cũng cần khuyến khích lao động, trí thức của Việt Nam đang sinh sống, làm ăn ở nước ngoài trở về nước hỗ trợ công tác đào tạo; đồng thời, cũng tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Việt Nam đi học tập tại nước ngoài…
Như vậy, nhu cầu về nguồn lao động chất lượng cao đang là đòi hỏi của thị trường lao động nói chung và của TNCs nói riêng. Trong tình hình hiện nay, khi lực lượng lao động trong nước dồi dào nhưng kỹ năng hạn chế thì ngoài việc thúc đẩy, nâng cao chất lượng đào tạo trong nước, mở rộng đào tạo ở nước ngoài, thu hút nhân lực từ nước ngoài (gồm cả người nước ngoài và Việt kiều)…, cần đẩy mạnh đào tạo lại những lực lượng lao động hiện có.