Trung Quốc từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay (năm 1978), nền kinh tế đã phát triển nhanh chóng, liên tục với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định (GDP năm 2006: 10,5%; GDP trung bình mỗi năm trên 9,5%), đưa GDP của Trung Quốc đứng hàng thứ 4 thế giới, hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực: thu hút FDI năm 2006 đạt 63 tỷ USD; xuất khẩu với tổng kim ngạch đạt 1,77 nghìn tỷ USD, tăng 24,5% so với mức trung bình hàng năm, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 960 tỷ USD, tăng 26,8% so với mức trung bình hàng năm; dự trữ ngoại tệ không ngừng tăng cao, hiện tăng khoảng 18 tỷ USD/tháng và đạt con số kỷ lục 1.000 tỷ USD vào đầu tháng 11/2006…Trung Quốc đã trở thành “một hiện tượng kinh tế đầu thế kỷ XXI”[35, tr86. Sự thành công này có phần đóng góp rất lớn của TNCs trong nền kinh tế, trong đó trên 400 công ty xuyên quốc trong 500 công ty lớn nhất thế giới đã tham gia vào hoạt động đầu tư tại Trung Quốc (theo tạp chí Fortune bình chọn hàng năm) .
Mặc dù cải cách mở cửa từ năm 1978, nhưng chỉ sau khi mục tiêu xây dựng “thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” được xác định tại Đại hội XIV (tháng10 năm1992), công cuộc mở cửa của Trung Quốc mới thực sự được đẩy nhanh hơn trước. Số lượng hạng mục đầu tư nước ngoài tăng theo cấp số nhân. Năm 1992, tổng số hạng mục đầu tư nước ngoài là 48.764 hạng mục, tăng 3,75 lần năm 1991 (kim ngạch ký kết là 58,12 tỷ USD, gấp 4,85 lần năm 1991; kim ngạch sử dụng thực tế là 11,01 tỷ USD tăng 2,52 lần so với năm 1991), vượt qua hạng mục ký kết giai đoạn 1979-1991 là 42.027 hạng mục, kim ngạch
được sử dụng chỉ bằng 80% năm 1992. Từ năm 1992 – 1996, trong sử dụng thực tế 331 tỷ USD đầu tư nước ngoài thì khoản FDI chiếm 3/4, năm 1998 tỷ trọng này tăng 77,6%. Thu hút FDI trở thành hình thức chủ yếu nhất trong việc sử dụng vốn nước ngoài ở Trung Quốc. Để nâng cao hàm lượng kỹ thuật trong thu hút FDI, Trung Quốc đặt trọng điểm vào TNCs của các nước phát triển phương Tây và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Trong giai đoạn 1979 -1991, các dự án nhập kỹ thuật và thiết bị tổng cộng là 4.302 dự án, thì chủ yếu từ Nhật, Mỹ, Đức, Anh, Italia, Pháp, Thuỵ Sỹ, Canada chiếm 84,73%, chỉ có 4,37% từ Hồng Kông.
Đến năm 2000 (trong thời gian chuẩn bị gia nhập WTO), do nắm bắt được sự di chuyển của làn sóng đầu tư quốc tế và cơ hội có lợi từ việc điều chỉnh cơ cấu ngành nghề của TNCs, cũng như đánh giá đúng tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác với TNCs, Trung Quốc xác định phát triển ngành kỹ thuật cao là cơ sở chiến lược để Trung Quốc thực hiện phân công lao động và cạnh tranh quốc tế trong thế kỷ XXI. Do vậy, Trung Quốc coi việc hợp tác với TNCs là hạt nhân của mục tiêu điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Trung Quốc đã kết hợp nhiều nhiều giải pháp: - Trước hết là đổi mới trong tư duy. Trung Quốc đưa ra quan điểm: “đổi mới tư duy – thí điểm – và từng bước mở cửa mạnh mẽ hơn”. Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy để phát triển, điều quan trọng nhất là để người dân được tự do suy nghĩ và thực hiện ý tưởng của mình. Chỉ khi người dân được tự do suy nghĩ thì chính sách tự do hoá thương mại mới được đẩy mạnh. Quá trình mở cửa, Trung Quốc đã được thực hiện theo cách thức “thử nghiệm trước, áp dụng rộng rãi sau”, tiến hành từng bước từ các “đặc khu kinh tế” lên các “thành phố mở”, sau đó là “khu kinh tế mở”. Qua mỗi lần thí điểm quyền tự do kinh doanh, đầu tư và thu hút vốn nước ngoài ngày càng được phát triển và mở rộng. - Trong chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc vừa khuyến khích thu hút nguồn vốn vừa và nhỏ, vừa đặt trọng điểm vào thu hút nguồn vốn đầu tư lớn của TNCs. Trên cơ sở chính sách “Lấy thị trường đổi
lấy kỹ thuật”, Chính phủ cho phép TNCs chiếm lĩnh một phần thị trường trong nước thông qua các hình thức thâm nhập: liên doanh, mua bán, sáp nhập… - Trên cơ sở Hệ thống luật được thống nhất, Chính phủ Trung Quốc cho phép các địa phương độc lập trong cách triển khai thực hiện luật trên tiêu chí khuyến khích luồng vốn đầu tư của TNCs. Trung Quốc thực hiện phân cấp cho các địa phương về thẩm định dự án và cấp phép đầu tư. Sau khi có giấy phép đầu tư, các thủ tục liên quan đến triển khai dự án được giải quyết nhanh chóng. Các vấn đề giải phóng mặt bằng, điện nước, giao thông, liên lạc thuận tiện và áp dụng đồng bộ chế độ một giá cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt phải nói đến thành công của Trung Quốc trong việc xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất và các đặc khu kinh tế để thu hút các nhà đầu tư. Bằng chính sách ưu đãi, Tỉnh Quảng Châu đã thu hút đầu tư của các tập đoàn General Motors, Exxon Mobil, Siemens, Panasonic và Hitachi. Suzhou, Tỉnh Giang Tô đã thu hút 84 trong 500 tập đoàn lớn nhất thế giới vào đầu tư 188 dự án với tổng vốn 23,3 tỷ USD. Năm 2006, Thượng Hải đã thu hút sự có mặt của 184 tập đoàn đa quốc gia, Thâm Quyến đang dần trở thành cơ sở chế tạo, mua bán, nghiên cứu phát triển quan trọng của TNCs. Đã có trên 98 TNCs trong Top 500 TNCs mạnh nhất thế giới đầu tư vào Thâm Quyến như: General Eletric, Samsung, Intel, Siemen, IBM...
- Cùng với việc nâng cao trình độ phát triển kinh tế, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, các biện pháp thu hút nguồn vốn nước ngoài của Trung Quốc dần chuyển hướng từ dựa vào chính sách ưu đãi thuế sang dựa vào môi trường đầu tư và thị trường mở. Sau khi gia nhập WTO, ngoài việc sửa đổi các luật liên quan đến kinh tế đối ngoại, Trung Quốc cũng tiến hành bổ sung và hoàn thiện “Luật chống lũng đoạn”, “Luật chống lại cạnh tranh không chính đáng”… Thực thi các luật này sẽ tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các loại doanh nghiệp, đảm bảo sự ổn định và tránh rủi ro của thị trường, tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư với dự án lớn hay nhỏ.
100% vốn nước ngoài; năm 1996 lần đầu tiên cho phép các ngân hàng nước ngoài được mở chi nhánh tại Trung Quốc; năm 2002, thử nghiệm việc thu hút các quỹ nước ngoài thông qua liên doanh quỹ đầu tư mạo hiểm và quỹ tương hỗ; Trung Quốc kêu gọi TNCs giúp cải cách doanh nghiệp Nhà nước và giải quyết các khoản nợ xấu.
- Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thuê đất theo các lĩnh vực đầu tư và địa bàn đầu tư (khi bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa, các doanh nghiệp liên doanh với thời hạn trên 10 năm được miễn thuế lợi tức trong năm đầu kể từ khi kinh doanh có lãi, giảm 50% trong 2 năm tiếp theo...).
Trên cơ sở nền tảng các chính sách thu hút dòng vồn đầu tư nước ngoài, TNCs xuất hiện ở Trung Quốc dưới nhiều hình thức:
- Giai đoạn đầu là thành lập các DN liên doanh, sau đó là DN 100% vốn nước ngoài có tốc độ phát triển nhanh. Năm 1990, trong số 18.968 DN có vốn FDI thì có 59,78% DN liên doanh, 7,4% là DN 100% vốn nước ngoài. Năm 1999, trong số 212.436 DN có vốn FDI thì có 52,64% là DN liên doanh, 33,7% là DN 100% vốn nước ngoài. Đến năm 2006, Trung Quốc đã chính thức cấp phép cho khoảng 500.000 DN, trong đó 51,3% là DN liên doanh, 37,2% là DN 100% vốn nước ngoài. Ngoài việc sản xuất hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu thị trường nội địa (với khoảng 1,3 tỷ dân) là hoạt động xuất nhập khẩu. Bằng con đường này, các công ty nước ngoài đã xuất khẩu sang Trung Quốc ước chừng 800 tỷ USD/năm 2006, chủ yếu là máy móc, nguyên liệu. Trong xuất khẩu, TNCs đã đóng góp 58% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc [48].
- Hình thức M&A: Năm 2005, giá trị các vụ M&A của Trung Quốc đã tăng 12%, đạt 66 tỷ USD và dẫn đầu châu Á (không tính Nhật Bản). Tuy nhiên, Trung Quốc cũng lo ngại khi TNCs thực hiện M&A với số lượng ngày càng lớn. Bởi Trung Quốc sẽ đứng trước nguy cơ trở thành công xưởng thế giới, lao động chỉ là người làm thuê cho DN nước ngoài. Do vậy, không chỉ lực lượng lao động, DN trong nước sẽ khó khăn cạnh tranh, mà còn ảnh hưởng
đến vai trò thực hiện chính sách vĩ mô của hệ thống DN nhà nước. Với cam kết trong khoảng 5 đến 10 năm sau khi gia nhập WTO sẽ thu hút TNCs tham gia quá trình cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh. Do đó, hình thức M&A ở Trung Quốc phát triển không chỉ do làn sóng toàn cầu hoá đem lại, mà còn là cam kết của Chính phủ về M&A trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nên M&A của TNCs là hình thức thâm nhập thị trường phổ biến ở Trung Quốc và sẽ trở thành nhân tố có tác động nhiều mặt đến quá trình phát triển của nền kinh tế.
- Hình thức nhượng quyền thương hiệu và chuyển nhượng/cấp giấy phép (franchise & licencing) cũng là hình thức thâm nhập hiệu quả của TNCs khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Với chính sách thu hút đối tác nước ngoài để đa dạng thị trường, năm 1992 Chính phủ Trung Quốc chỉ khuyến khích TNCs có công nghệ tiên tiến trong quản lý, có kinh nghiệm trong phát triển chuỗi cửa hàng và có mạng lưới thị trường quốc tế rộng lớn…để tham gia đầu tư vào hệ thống chuỗi cửa hàng ở Trung Quốc. Sự ra đời Hiệp hội chuỗi cửa hàng và nhượng quyền kinh doanh Trung Quốc (China Chain Store & Franchise Association - CCFA) đến nay đã thu hút 500 TNCs tham gia (Wal-Mart, Carrefour, Mac-Donald…). Bên cạnh việc khuyến khích sự tham gia của TNCs để học tập cách thức quản lý hiện đại, phù hợp với phương thức vận hành cửa hàng theo mô hình chuỗi; Trung Quốc cũng khuyến khích các DN nhỏ và vừa trong nước tiến hành hợp thành các DN hoạt động theo mô hình chuỗi để tăng cường sức cạnh tranh và mở rộng thị trường của DN thông qua các chính sách hỗ trợ thông tin, đào tạo, cho vay vốn ưu đãi để cải tiến, đổi mới kỹ thuật….
Với những nỗ lực khai thác sự thâm nhập của TNCs đạt được trong suốt quá trình cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã giành được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế và theo dự báo vào giai đoạn 2030 - 2050, sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được về thu hút FDI (tiêu biểu là từ TNCs) thì nền kinh tế Trung Quốc cũng đứng trước
với lo ngại rằng TNCs nước ngoài sẽ thao túng nền kinh tế bằng nhiều hình thức. Thêm nữa, cơ sở hạ tầng vẫn chưa phù hợp với nhu cầu phát triển, nguồn lực lao động có kỹ thuật còn thiếu, tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khoảng cách giàu nghèo ngày càng có xu hướng tăng lên. Người dân ở các thị trấn và thành phố có thu nhập cao gấp ba lần nông dân. Năm 2006, thu nhập bình quân của người dân thành thị là 1.543 USD (con số này ở các thành phố phát triển như Thượng Hải và Quảng Châu còn cao hơn). Trong khi, thu nhập của người dân ở nông thôn chỉ khoảng 471 USD/một năm. Theo báo cáo năm 2006, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính 8% dân số Trung Quốc – khoảng 106 triệu người, sống dưới mức 1 USD một ngày. Đây là vấn bức thiết nhất đang đặt ra đối với Trung Quốc trong thời điểm nền kinh tế đang phát triển mức “nóng” như hiện nay, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định kinh tế-xã hội và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của Trung Quốc.
Có thể nhận thấy, Malaixia và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về xuất phát điểm, đều là nước nông nghiệp lạc hậu, chiến lược phát triển kinh tế gặp nhiều biến động (Malaixia trải qua 5 lần thực hiện CNH; Trung Quốc giành độc lâp năm 1949, năm 1978 bắt đầu cải cách mở cửa; Việt Nam hoà bình năm 1975, năm 1986 tiến hành đổi mới). Nhưng do Mailaixia là thuộc địa của Anh nên khi giành độc lập thì định hướng CNH đã gắn liền với kinh tế thị trường với sự hậu thuẫn của Mỹ, Anh và các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IMF...). Trong khi đó, Trung Quốc đến năm 1978 mới xác định phát triển kinh tế thị trường. Kể từ khi đặt mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng thị trường, các quốc gia đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mà trọng tâm vào các công ty lớn là TNCs nhằm phát huy lợi thế về vốn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm và thị trường rộng lớn… trên cơ sở đó thúc đẩy tăng trưởng, cải cách cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm trong nước. Với kết quả vài trăm TNCs thuộc 500 TNCs lớn trên thế giới thâm nhập vào nền kinh tế đã giúp hai quốc gia này (Malaixia & Trung Quốc) thực hiện dần các mục tiêu tăng trưởng ổn định (Malaixia: 5,3%; Trung Quốc: >9%/năm), giành vị thế kinh tế quan trọng trong khu vực và trên thế giới
(GDP của Malaixia đứng thứ ba trong khu vực ASEAN sau: Singapore, Thái Lan. Trung Quốc có GDP đứng thứ tư thế giới, sau Mỹ, Nhật, Đức). Như vậy, chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ TNCs nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, Malaixia và Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu nhảy vọt. Có được thành quả đó trước hết phải khẳng định đường lối, chính sách kinh tế đối ngoại của các quốc gia này phù hợp với xu hướng và đón đầu mục tiêu phát triển chung của thế giới (Theo đánh giá của UNCTAD thì môi trường pháp luật của Trung Quốc có 75% phù hợp với thông lệ quốc tế, Malaixia > 75%). So với Malaixia, Trung Quốc được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao trong hoạt động kinh tế đối ngoại, mà thể hiện trong việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bằng cả việc đổi mới tư duy lẫn thay đổi trong khung khổ pháp luật, mà trước hết là cách thức thu hút sự thâm nhập của TNCs bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, trường hợp của Malaixia, Trung Quốc cũng để lại nhiều bài học cho các nước đi sau: sự thiếu hụt về lao động kỹ thuật, sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng, nguy cơ bị thao túng và phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của TNCs, sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, sự phân hoá giàu nghèo, tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên trong quá trình thu hút TNCs.