Kiểm soát kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 88)

Hình 1: Tình hình thực hiện vốn đăng ký của TNCs với mức trung bình trong cả nƣớc, giai đoạn 2000 – 2006.

2.3.4.3 Kiểm soát kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng

Việt Nam tiến hành đổi mới kinh tế trong điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn. Lạm phát tăng nhanh vào đầu những năm 1980 (30-50% /năm); cuối năm 1985 lên đến 587,2% và siêu lạm phát đạt đỉnh điểm vào năm 1986 (774,7%). Trước bối cảnh siêu lạm phát, Chính phủ đã có những nỗ lực tích cực trong việc kiềm chế lạm phát, mà trong đó, chính sách điều hành lãi suất là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đã được sử dụng thành công. Bước đổi mới đầu tiên là

việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi thực tế từ lãi suất thực âm sang lãi suất thực dương. Từ tháng 4 năm 1989, lãi suất tiền gửi đã được nâng lên đến 9%/tháng và 12%/tháng đối với tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng, trong khi tại thời điểm đó, tỷ lệ lạm phát là 3,3%/tháng.

Tuy nhiên, năm 1990 lạm phát lại tái diễn, lên tới mức trên 67%/năm trong hai năm 1990-1991. Chính sách lãi suất của Chính phủ trong giai đoạn này, tuy mức lãi suất huy động thực dương, song biên độ lãi suất vẫn còn âm, do lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước thấp hơn lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm (1989). Từ năm 1992 trở đi, chính sách tài chính, tiền tệ Việt Nam trên bình diện chống lạm phát đã thực sự có những chuyển biến rõ nét so với trước đó. Lần đầu tiên (1992), việc in tiền nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách nhà nước đã thực sự chấm dứt.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Á (1997 - 1998), trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chững lại, hiện tượng giảm phát và thậm chí thiểu phát (- 1,6% năm 2000 và - 0,4% năm 2001) xuất hiện; chính sách lãi suất đã được sử dụng như một biện pháp kích cầu của Chính phủ (từ giữa năm 1999) qua 7 lần cắt giảm lãi suất. Từ năm 2004 đến nay, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam (tính bằng tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng CPI) tương đối ổn định ở mức một con số: năm 2004 là 9,5%, năm 2005 là 8,4% và năm 2006 là 8,2%, dự kiến năm 2007 dưới 9%.

Cân bằng cán cân thương mại, việc điều chỉnh và từng bước hoàn thiện chính sách tự do hóa thương mại trong thời gian qua đã từng bước điều chỉnh cán cân thương mại. Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu đã vượt ngưỡng của nước được coi là nước xuất khẩu (15 tỷ USD/năm); năm 2006, đã đạt 39,605 tỷ USD, bình quân 3,3 tỷ USD/tháng, đưa xuất khẩu trở thành đầu tàu của nền kinh tế với mức tăng kim ngạch xuất khẩu: 22,1%, nhập siêu giảm còn 12,1%; trong khi năm 2005 là 16,7% [45].

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)