Đẩy mạnh công tác vận động và xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 113)

Hình 1: Tình hình thực hiện vốn đăng ký của TNCs với mức trung bình trong cả nƣớc, giai đoạn 2000 – 2006.

3.2.1.8. Đẩy mạnh công tác vận động và xúc tiến thương mạ

Có thể khẳng định rằng, môi trường đầu tư mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, nếu thiếu đi công tác xúc tiến đầu tư, vì đây là nhiệm vụ

quan trọng để thu hút đầu tư nước ngoài. Để làm được điều này, Nhà nước cần nghiên cứu để đổi mới nội dung và phương thức xúc tiến, trong đó cần tham khảo giải pháp cụ thể:

- Cần thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư tại các Bộ: Bộ Ngoại giao, Bộ công thương (Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp trước đây), Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Tổng cục Du lịch và các Bộ chuyên ngành, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố, Đại sứ quán để chủ động quảng bá, vận động thu hút đầu tư.

- Đối với các danh mục dự án kêu gọi đầu tư, cần có chương trình, kế hoạch vận động xúc tiến đầu tư một cách cụ thể với từng thời điểm, dự án, từng tập đoàn, từng quốc gia. Trong quá trình xây dựng chương trình xúc tiến thương mại, nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia cao cấp trong TNCs đang hoạt động tại Việt Nam.

- Cần chú trọng quan tâm đến việc các quan chức đứng đầu Nhà nước, Chính phủ tham gia xúc tiến thương mại và tổ chức các Diễn đàn quốc tế để TNCs đang hoạt động tại Việt Nam tham dự, lắng nghe những trao đổi của nhau về những vấn đề các nhà đầu tư quan tâm đến Việt Nam.

- Khuyến khích, vận động các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào quá trình thực hiện xúc tiến đầu tư bằng việc tổ chức các chương trình, hội nghị, hội thảo… nhằm quảng bá hình ảnh con người, lợi thế và tiềm năng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)