Hình 1: Tình hình thực hiện vốn đăng ký của TNCs với mức trung bình trong cả nƣớc, giai đoạn 2000 – 2006.
3.1.2. Vừa hợp tác, vừa đấu tranh để đảm bảo nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ, cùng có lợ
độc lập tự chủ, cùng có lợi
Tiêu chí đầu tư mở rộng thị trường của TNCs là tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh về chi phí các nguồn lực rẻ, tìm kiếm thị trường tiềm năng… Nên trong quá trình hợp tác, chúng ta phải
vừa hợp tác, vừa đấu tranh, không để lệ thuộc, bị chèn ép, gây thiệt hại đến lợi ích quốc gia dân tộc nhưng vẫn tôn trọng nguyên tắc “bình đẳng, đôi bên cùng có lợi”. Vì sự thâm nhập của TNCs vào nền kinh tế, có nghĩa là chúng ta tham gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế; sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, giữa các đối tác đầu tư là không tránh khỏi. Do vậy, mỗi bên đều phải tuân theo những quy tắc chung và cần có sự nhượng bộ phần nào, nhưng vẫn phải đảm bảo bình đẳng về quyền lợi.
Hợp tác với TNCs không thể đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc trong điều kiện nguồn lực có hạn. Việc chấp nhận “trả học phí” [24, tr 646] là cần thiết, cũng có nghĩa là chấp thuận lựa chọn mục tiêu phát triển theo mô hình mất cân đối trong chừng mực nhất định (ban đầu có thể: mất cân đối cơ cấu kinh tế, thâm hụt cán cân thương mại, chênh lệch trong phân phối thu nhập…) là khó tránh khỏi. Nhưng việc khắc phục điều đó có thể được giải quyết từng bước với quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Điều đó phụ thuộc vào hiệu quả thu hút TNCs gắn với chính sách kinh tế đối ngoại khôn khéo của quốc gia.
Như vậy, để thu hút sự thâm nhập của TNCs, một mặt chúng ta phải xây dựng các thể chế phù hợp với quy tắc quốc tế; mặt khác, phải đấu tranh để đảm bảo quyền lợi về kinh tế, giữ vững chủ quyền quốc gia, định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc văn hoá dân tộc.