Nguồn gốc của các Công ty xuyên quốc gia hoạt động tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 55)

* Các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam có nguồn gốc từ các nước đang phát triển Châu Á là phổ biến nhất

Thực tiễn hoạt động của TNCs trên thế giới đã chứng tỏ rằng trong số 500 TNCs lớn nhất thế giới chỉ có rất ít công ty có nguồn gốc từ hai đến ba nước, đa phần có nguồn gốc từ một nước (99,4%). Do đó, căn cứ danh sách tên nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, chúng ta có thể nhận diện được nguồn gốc của TNCs. Từ năm 1988-1997, đầu tư của TNCs các nước Đông Á (trừ Nhật Bản, còn lại chủ yếu là các nước đang phát triển) chiếm tới 64,8% trong số 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Riêng năm 1998, mặc dù các nền kinh tế Đông Á vừa mới lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính - tiền tệ (1997-1998), con số này vẫn là 44,9%; năm 1999, sau sự phục hồi của các nền kinh tế Đông Á, mức này tăng lên 60,4%. Điều đó có nghĩa là, trong số hàng ngàn công ty nước ngoài thuộc 72 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam,

các nhà đầu tư trong khối ASEAN chiếm tới 24,56%, trong đó Singapore chiếm 16,97%; Thái Lan: 3,04% ; Malaixia: 2,44%; các nước Đông Bắc Á: 42,9% (Đài Loan: 13,8%; Nhật Bản: 10,6%; Hồng Kông: 9,78%; Hàn Quốc: 8,94%); các nước châu Âu chiếm 21,05% và Mỹ: 3,61%. Theo tỷ lệ tính toán, phần vốn của TNCs từ các nước phát triển Âu, Mỹ và Nhật Bản chỉ chiếm chưa tới 40% tổng mức đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Tính hết năm 2006, đã có 106 TNCs của 75 quốc gia và vùng lãnh thổ nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới như: Unilever, LG, Coca-Cola, Nike… có mặt tại Việt Nam (Top 500 công ty do tạp chí Fortune - Mỹ bình chọn hàng năm). Vốn đầu tư từ các nước châu Á chiếm 69,8% vốn FDI và chiếm 76,5% số dự án; tương ứng vốn từ châu Âu, Bắc Mỹ là 36,5% và 20,5 % dự án. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư tại thời điểm năm 2006, Singapore là nước đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam với 311 dự án với số vốn hơn 6 tỷ USD. Các vị trí tiếp theo là Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông và Hàn Quốc. Riêng vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ này chiếm tới 57,7% tổng dòng vốn cam kết vào Việt Nam (với hơn 23 tỷ USD).

Như vậy, phần lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam có nguồn gốc từ các nước châu Á, cụ thể là từ TNCs của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á. Do hầu hết các nước này chịu sự tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997, nên dẫn tới sự thu hẹp các khoản đầu tư mới cũng như sự trì trệ trong việc thực hiện các dự án đã cam kết. Cũng vì lẽ đó, tổng mức vốn đầu tư cam kết của TNCs châu Á rất lớn song mức vốn thực hiện lại thấp, thường chỉ đạt 20% trong khi mức thực hiện này từ TNCs châu Âu và Mỹ thường đạt 38% đến 70%, thậm chí có công ty đạt trên mức cam kết. Đặc biệt, theo Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hà Nội, hai dự án Nam Thăng Long và Bắc Thăng Long được cấp phép cuối năm 1996 cho 2 TNCs của Inđônêxia và Thái Lan với số vốn đăng ký: 2,33 tỷ USD, nhưng do gặp khủng hoảng tài chính - tiền tệ nên đã không có khả năng thực hiện. Tình trạng này còn diễn ra ở nhiều địa phương, khu công nghiệp và khu chế xuất. Mặt khác, TNCs đầu tư vào Việt Nam không xuất phát từ

tạo lập nên). Do đó, quy mô đầu tư không lớn; các công ty này thâm nhập vào thị trường Việt Nam theo một chiến lược kinh doanh đa dạng do công ty mẹ điều chỉnh nhằm chuyển một phần năng lực sản xuất thừa sang khu vực, lãnh thổ khác hoặc phân tán rủi ro, giảm bớt tổn thất kinh doanh, hay cắm nhánh theo hiệu ứng làn sóng trong chuyển dịch cơ cấu để tận dụng lợi thế so sánh ở nước đối tác nhằm đảm bảo chắc chắn cho hoạt động kinh doanh bình thường của mình. Một lý do khác, TNCs châu Á luôn coi trọng thị trường Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là thị trường truyền thống của họ. Vì vậy, họ ưu tiên đầu tư vào thị trường này để tăng cường ảnh hưởng về kinh tế - thương mại. Do vậy, sự phổ biến của TNCs châu Á ở Việt Nam là điều dễ hiểu. Hơn nữa, trước ngày 11/1/2007 (Việt Nam được trao thẻ thành viên chính thức của WTO) thì sự ưu đãi về thương mại - đầu tư mang tính thể chế dường như mới chỉ dành cho các nước trong nội bộ khối và khu vực (ASEAN/AFTA; APEC). Mặt khác, do yêu cầu giảm thiểu chi phí giao dịch đang được coi là điều kiện mới của TNCs, nên khoảng về địa lý và sự thuận lợi trong quan hệ giao thương của nội bộ khu vực đang khuyến khích sự chuyển hướng đầu tư của TNCs châu Á thâm nhập vào nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, sau hiệp định BTA với Mỹ, hiệp định khung với EU và việc trở thành thành viên của WTO thì theo dự báo, tỷ lệ TNCs châu Âu, Nhật và Mỹ vào Việt Nam có xu hướng tăng lên.

* TNCs của Nhật, Mỹ, châu Âu đang có xu hướng tăng

Theo số liệu thống kê mới nhất của cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), năm 2000 Việt Nam đứng vị trí thứ 8 trong danh sách tiếp nhận đầu tư của Nhật Bản; năm 2005, Việt Nam đã vượt lên đứng vị trí thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Tính đến tháng 12/2006, Nhật Bản có 668 dự án với tổng vốn trên 6,8 tỷ USD đang hoạt động tại Việt Nam, đứng thứ 4 trong danh sách tổng số 75 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam. Hiện có khoảng 30 tập đoàn lớn nhất của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam.

Khác với Nhật Bản, Hoa Kỳ thận trọng hơn khi đầu tư vào Việt Nam, khởi đầu chậm nhưng tăng nhanh những năm gần đây (giai đoạn 1988-2004 đạt 2,6 tỷ

USD, nhưng đang trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu nguồn vốn FDI hiện nay). Trước đây, vốn FDI thường giới hạn trong hai lĩnh vực: nông nghiệp, dệt may và hàng tiêu dùng (nhiều tập đoàn lớn của Mỹ đã đầu tư mạnh vào Việt Nam như: Coca Cola, Procter & Gamble, Unocol, Conoco... thông qua các chi nhánh và công ty con ở nước thứ 3. Các địa điểm mà công ty đóng trụ sở thường là Hồng Kông, Singapore, British Virgin Island…). Nhưng gần đây, lĩnh vực công nghệ cao được các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ quan tâm và đầu tư, như dự án đầu tư 1 tỷ USD của Intel năm 2006, sự hợp tác của công ty này với Texas Pacific Group mua lại một phần cổ phần trị giá 36,5 triệu USD của FPT (công ty phần mềm lớn nhất Việt Nam, hiện có khoảng 900 lập trình viên); việc thiết lập quỹ đầu tư công nghệ thông tin và viễn thông 50 triệu USD của công ty đầu tư vốn VinaCapital và công ty Draper Fisher Jurveton đến từ thung lũng Silicon; việc mở rộng cơ sở sản xuất ngành công nghệ thông tin của nhiều công ty lớn trên thế giới như Hewlett Packard (Hoa Kỳ), Renesas and Nidec (Nhật Bản), Allied Technologies (Singapore) và Sonion Denmark (Đan Mạch). Trong bản tường trình những tác động của Hiệp ước Thương mại Song phương (BTA) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Kế hoạch & Đầu tư phối hợp thực hiện, công bố tháng 2 năm 2006 đã cho thấy rõ xu hướng này. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh vốn đầu tư thực hiện của Hoa Kỳ, tính cả đầu tư qua nước thứ 3, từ 2001-2004 tăng bình quân mỗi năm 29%. Đặc biệt trong hai năm 2003, 2004 vốn đầu tư Hoa Kỳ tăng khoảng gấp hai lần so với những năm trước đó. Tổng số vốn đầu tư của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1988-2004 sau khi được điều chỉnh đạt 2,6 tỷ USD, nguồn FDI đứng thứ 2 sau Nhật Bản năm 2003, và thứ nhất năm 2004. Trả lời báo chí tại Hà Nội hôm 13 tháng 12/2006, Đại sứ Hoa Kỳ Ông Michael Marin đã thông báo tổng số FDI của Hoa Kỳ đến nay đã vượt trên 4 tỷ USD, và tiên đoán FDI Hoa Kỳ cho riêng năm 2007 có thể đạt kỷ lục từ 4 – 5 tỷ USD và dự báo số lượng TNCs lớn nhất của Hoa Kỳ vào Việt Nam có thể lên tới con số 20 – 25 TNCs, chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghiệp chế tạo và một số lĩnh vực dịch vụ như tập đoàn: IDG, Intel, Kingdom Hotels, Banyan Tree, Colony Resorts, Intercontinental[51]...

25% GDP toàn thế giới), đứng sau Mỹ và trên Nhật Bản trong danh sách tổng sô 75 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Về thương mại, EU chiếm 19,4% giá trị hàng hoá và 24,3% dịch vụ trong tổng giá trị thương mại thế giới. Hợp tác thương mại, đầu tư giữa EU và Việt Nam hơn 16 năm qua có nhiều bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng. Nếu như giai đoạn mới thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - EU (22/10/1990), các dự án đầu tư của EU vào Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay với số vốn ít ỏi khoảng vài triệu USD; nhưng đến năm 2006, các doanh nghiệp EU đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 500 dự án, với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 8 tỷ USD. Đã có 18 trong tổng số 25 quốc gia thành viên EU đầu tư vào Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Hà Lan với 77 dự án với tổng vốn 2,87 tỷ USD; tiếp theo là Pháp với 183 dự án và tổng vốn là 2,311 tỷ USD; Anh có 66 dự án tổng vốn 2,037 tỷ USD…[35, tr 74]. Các nhà đầu tư EU có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với 260 dự án và tổng vốn đầu tư là 4 tỷ USD; đặc biệt đáng chú ý là riêng dầu khí có 7 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn lên tới 1,35 tỷ USD. Trong lĩnh vực dịch vụ, EU có 158 dự án với tổng vốn là 2,3 tỷ USD và trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp có 48 dự án, tổng vốn là 452,5 triệu USD có nguồn gốc từ EU. Đặc biệt, với sự có mặt của TNCs lớn trong ngành dầu khí: BP (Anh), Total (Pháp), Shell (Anh - Hà Lan) hay trong ngành Bưu chính - Viễn thông như: Siemens (Đức), France Telecom (Pháp)… ; ngành sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm như: Unilever (Hà Lan), Nestlé (Thụy Sỹ), Electrolux (Thụy Điển)…; các tập đoàn kinh doanh siêu thị như Metro (Đức), Bourbon (Pháp)… đã đẩy số lượng các TNC lớn nhỏ lên đến con số hàng trăm TNCs làm cho dòng FDI của EU tăng mạnh vào Việt Nam qua các năm. Điều đó cho thấy cơ hội thâm nhập thị trường của các TNC từ EU vào Việt Nam là rất lớn.

Bảng 2 : Tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo đăng ký, giai đoạn 1989 - 2006 (đối tác trên 1 tỷ USD)

Đơn vị : triệu USD

Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam 2006-2007, tr 74.

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)