Lĩnh vực thâm nhập thị trƣờng của các Công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 63)

TNCs tham gia hầu hết vào các ngành của nền kinh tế: công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa; khách sạn du lịch được coi là các lĩnh vực hấp dẫn và thu hút nhiều TNCs nhất. Ngoài ra, lĩnh vực công nghiệp phân phối hàng tiêu dùng, tài chính - ngân hàng, chế biến nông- lâm - hải sản…cũng được TNCs rất quan tâm đầu tư. Cụ thể:

Lĩnh vực dầu khí: tính tới đầu năm 1999, Việt Nam đã cấp phép đầu tư cho 33 tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới như: Exxon Mobil, Petro, Castrrol… vào đầu tư và hoạt động tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư vào lĩnh vực thăm dò dầu khí là 2,6 tỷ USD. Trong đó, Mobil là một trong những công ty khí đốt, dầu lửa lớn nhất nước Mỹ. Đến năm 1998, Mobil đã hoạt động được trên 130 năm, ở trên 125 nước. Mobil tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của công nghiệp dầu mỏ từ khai thác, sản xuất, lắp ráp đường ống, chuyên chở, cung cấp, tinh chế, phân phối sản phẩm..Mobil rất quan tâm đến các nước có nguồn nguyên liệu hoặc có nhu cầu tiêu thụ lớn, trong đó có Việt Nam. Ngoài một số tập đoàn của Mỹ tham gia vào trong lĩnh vực dầu khí còn có một số TNCs của quốc gia khác, như tập đoàn Shell- Dutch của Anh và Hà Lan (tập đoàn đứng thứ 3 trong 10 tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới, sau: Exxon Mobil; BP American) bắt đầu hoạt động ở Việt Nam từ năm 1988. Đến nay, Shell-Dutch đã thành lập ba công ty liên doanh và hai công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Ngoài ra còn có TNCs khác cũng tham gia vào lĩnh vực này như: Mitsubishi với tổng số vốn đầu tư 47 triệu USD, Total: 140 triệu USD, Petrolium (Anh): 60 triệu USD.

Lĩnh vực ô tô, xe máy: là một trong lĩnh vực thu hút được nhiều nhà đầu tư thuộc TNCs lớn, với sản phẩm chất lượng và uy tín trên thế giới, chủ yếu là công nghệ gốc của Mỹ, Nhật, Tây Âu. Năm 2006, Việt Nam đã cấp phép hoạt động cho 4 dự án liên doanh, 1 dự án 100% vốn nước ngoài trong sản xuất xe máy và 14 dự án sản xuất ôtô với tổng số vốn thực hiện đến nay là 376 triệu USD, bằng 42,9% tổng vốn đăng ký (875 triệu USD). Trong lĩnh vực xe máy, sản xuất đã đáp ứng nhu cầu nội địa theo mục tiêu cam kết; còn 100% các nhà sản xuất ôtô đều cam kết xuất khẩu (Isuza, Suzuki, Toyota, Mercerdes…), nhưng hiện nay TNCs sản xuất ôtô mới chỉ dừng lại ở láp ráp để đáp ứng nhu cầu trong nước, chưa đạt được mục tiêu xuất khẩu. Do vậy, để TNCs hoạt động hiệu quả theo đúng mục tiêu cam kết, Chính phủ Việt Nam cần có những giải pháp hợp lý để khai thác hiệu quả sự thâm nhập của TNCs trong thời gian tới.

Bảng 3: TNCs đăng ký hoạt động trong lĩnh vực ô tô tại Việt Nam

TNCs Thời gian hoạt động (năm)

Vốn đầu tƣ (triệu USD)

Mục tiêu Nƣớc sản xuất Daewoo 30 32,23 Xuất khẩu Hàn Quốc

Isuza 49 50 Xuất khẩu Nhật Bản

Ford 40 102,7 Xuất khẩu Mỹ

Daihatsu 30 32 Xuất khẩu Nhật Bản

Suzuki 30 35 Xuất khẩu Nhật Bản

Toyota 40 89,609 Xuất khẩu Nhật Bản

Mercerdes 30 70 Xuất khẩu Đức

Nguồn : Kỷ yếu hội thảo khoa học về TNCs tại Hà Nội 12/2000

Lĩnh vực khách sạn và du lịch: là đối tượng hấp dẫn đối với TNCs, khi ngành du lịch của Việt Nam bắt đầu từ con số không trước khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Đây là lĩnh vực đầu tư ít vốn, thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao, đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, năm 2006, Việt Nam đã có 12 TNCs nổi tiếng hoạt động đầu tư như: InterContinental; Accor (sở

hữu thương hiệu: Sofitel, Motel 6 và Red Roof, Shereton); Marriot; Hilton; Starwood; HyattKingdom Hotels (sở hữu các thương hiệu Raffles, 4 Seasons và Movenpick); Banyan tree; Colomy Resorts và Intercontinental; International Hotels & Resorts (Malaysia); Thái Lan Central Hotel And Resorts; Dawoe; với 237 dự án đầu tư xây dựng khách sạn, văn phòng cho thuê… mức vốn đầu tư cam kết là 7,585 tỷ USD; trong đó mức vốn thực hiện đạt 30% với 2,553 tỷ USD. Đến tháng 8/2007, Việt Nam hiện có 8.556 khách sạn với 170.551 phòng. Trong đó, có 25 khách sạn 5 sao, 65 khách sạn 4 sao và 141 khách sạn 3 sao, còn lại là khách sạn 1 - 2 sao, với lượng khách quốc tế 13.000/ngày, trong khi nhu cầu về khách sạn 4-5 sao chỉ đáp ứng được 1% du khách. Số liệu cho thấy sức ép về thiếu nơi lưu trú đang là vẫn đề cấp bách đối với ngành du lịch, nhưng cũng mở ra cơ hội đầu tư cho nhiều TNCs đang muốn đầu tư vào Việt Nam.

Lĩnh vực điện tử, viễn thông: đến giữa tháng 11/2006, đã có hàng trăm TNCs lớn, nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này có mặt tại Việt Nam, đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ: Úc, Canada, Phần Lan, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Israel, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Trung Quốc, Nga, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ. Có 4 dự án nước ngoài đầu tư trong lĩnh vực này được cấp phép với tổng vốn thực hiện là 388 triệu USD; trong đó 94% các dự án thực hiện hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh về dịch vụ viễn thông, 6% số dự án theo hình thức liên doanh để sản xuất thiết bị vật tư bưu điện, và khá nhiều TNCs của Mỹ tham gia đầu tư trong lĩnh vực này.

Năm 2000, Intel (tập đoàn công nghệ thông tin IT hàng đầu của Mỹ) đã chính thức mở nhà phân phối tại Việt Nam. Đầu năm 2006, Intel đã khai trương xây dựng một nhà máy sản xuất vi mạch đầu tiên tại đây với số vốn đầu tư dự kiến hơn 258 triệu USD. Tháng 11/2006, Intel đã nâng tổng vốn đầu tư lên gần 1 tỉ USD cho một Khu Liên hợp Công nghệ gần TP. Hồ Chí Minh. Dự án này sẽ mang tới 4.000 việc làm cũng như hàng chục các nhà thầu phụ, công ty cung cấp, và đơn vị nghiên cứu mới. IBM – công ty máy tính khổng lồ của Mỹ đã đầu tư 1,7 triệu USD nhằm cung cấp các công nghệ và dịch vụ về tin học tại Việt Nam và hoạt động rất hiệu quả. Nhiều công ty khác như Ericsson (Thuỵ Điển), năm 1993 đã mở

văn phòng đại diện tại Hà Nội. Cuối năm 2006, cả Nike, Canon, Alcatel, Fujitsu và Siemens đang thiết lập hoặc mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực điện tử viễn thông.

Lĩnh vực tài chính, ngân hàng: sau 20 năm đổi mới, tính hết năm 2006, ở nước ta có 35 ngân hàng nước ngoài đều là chi nhánh của TNCs, 5 ngân hàng liên doanh với nước ngoài, 4 công ty liên doanh cho thuê tài chính và một công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài. Các ngân hàng, công ty tài chính đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngoài ra còn có 49 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời, tính hết năm 2006, có 9 ngân hàng và tập đoàn tài chính nước ngoài đầu tư vốn mua từ 10-30% vốn cổ phần trong 7 ngân hàng thương mại cổ phần (ACB, Sacombank, VP Bank, Techcombank, NH cổ phần Phương Nam, NH cổ phần Phương Đông…) [51].

Các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam đều nằm trong 100 ngân hàng lớn nhất thế giới: Citi Bank, Chase Mahatant Bank, American Express Bank… của Mỹ; Tokyo and Mitsubishi, Fuji Bank… của Nhật; Berlin Bank… của Đức; ABN-Amro Bank của Hà Lan; Hongkong and Shanghai Banking Coporation (HSBC) … của Anh và nhiều ngân hàng của Hàn Quốc, Australia, Malaixia, Đài Loan…Ước tính tổng số vốn điều lệ và góp vốn cổ phần của các ngân hàng trên lên tới gần 1 tỷ USD (chưa kể các ngân hàng này huy động vốn từ nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam).

Lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng:

Lĩnh vực phân phối hàng hoá cũng tỏ ra là thị trường cạnh tranh của TNCs tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối hàng trực tiếp của các nhà sản xuất thì ở Việt Nam cũng xuất hiện nhiều tập đoàn chuyên phân phối hàng tiêu dùng như: Metro Cash & Carry (Đức), BigC (Pháp), Parkson (Malaysia), Thuận Kiều Plaza (Ðài Loan), SàiGòn Center (Singapore), Diamon Plaza (Hàn Quốc), Zen Plaza (Nhật Bản), Superbowl (Ðài Loan)...Hiện nay, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang duyệt 15 dự án cho các tập đoàn phân phối hàng tiêu dùng vào Việt Nam. Sở dĩ lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng bán lẻ đang hấp dẫn TNCs bởi họ nhìn thấy thị trường tiềm

(7,5% - 8%/năm). Thêm nữa, đến 1/1/2009 Việt Nam buộc phải mở cửa thị trường bán lẻ. Theo đánh giá của công ty tư vấn AT Kerney năm 2006: thị trường phân phối và bán lẻ Việt Nam đứng thứ hai thế giới về triển vọng.

Vậy là thị trường Việt Nam đã thể hiện được sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư là TNCs lớn trên thế giới. Hoạt động của TNCs tại Việt Nam đa dạng trên nhiều lĩnh vực đã góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường, đẩy nhanh quá trình CNH,HĐH đất nước. Tuy nhiên, sự thâm nhập mạnh mẽ của TNCs vào một số ngành, nhất là lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng, đang đặt các DN Việt Nam đứng trước nhiều thách thức, nhất là trong giai đoạn đầu Việt Nam thực hiện các cam kết của WTO về hội nhập.

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)