Tạo lập đối tác đầu tư trong nước thích ứng với yêu cầu của Công ty xuyên quốc gia

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 108)

Hình 1: Tình hình thực hiện vốn đăng ký của TNCs với mức trung bình trong cả nƣớc, giai đoạn 2000 – 2006.

3.2.1.6. Tạo lập đối tác đầu tư trong nước thích ứng với yêu cầu của Công ty xuyên quốc gia

Công ty xuyên quốc gia

Các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và TNCs nói riêng khi thâm nhập thị trường mới, ngoài việc quan tâm đến những vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội, họ còn quan tâm đến việc tìm đối tác đầu tư ở nước sở tại. Các nhà đầu tư nước ngoài thường gặp khó khăn như: chưa quen tập quán, luật pháp, chưa am hiểu thị trường…Vì thế, hợp tác với đối tác nước sở tại sẽ khắc phục đáng kể khó khăn này; đồng thời, đây còn là cơ hội giảm thiểu rủi ro khi tham gia đầu tư dưới hình thức liên doanh, mua cổ phần, thực hiện M&A hay bằng những hợp đồng Franchise, Licencing để tiết kiệm vốn khi đầu tư, nhưng vẫn đạt được độ thoả dụng về lợi nhuận. Dù lựa chọn hình thức đầu tư nào thì việc lựa chọn đối tác làm ăn có năng lực, uy tín là bước khởi đầu quan trọng khi thâm nhập thị trường mới của các TNC. Khi lựa chọn đối tác,TNCs thường dựa trên ba tiêu chí: Hài hoà nhất trí

(Compatibility), năng lực (Capability) và chung sức đồng lòng (Commitment). - “Hài hoà nhất trí” được biểu hiện thống nhất trên các mặt: chiến kinh doanh, tư tưởng chỉ đạo hợp tác, chính sách đối với lao động, kết cấu tổ chức và quản lý…

- “Năng lực” được coi là điều kiện căn bản tạo nên sức mạnh, gồm: năng lực tài chính, năng lực đổi mới thích ứng với thị trường, năng lực công nghệ…

- “Chung sức đồng lòng” được hiểu là sự hợp tác chặt chẽ, toàn diện giữa các bên để xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài. Điều quan trọng là

cùng gánh chịu, chia sẻ rủi ro, có trách nhiệm nhất định để tạo ra mối quan hệ phụ thuộc, tin cậy lẫn nhau.

Để tạo lập được các doanh nghiệp trong nước có khả năng trở thành đối tác của TNCs, Nhà nước cần chú trọng:

- Về số lượng doanh nghiệp: xây dựng lịch trình hàng năm giảm bớt số lượng doanh nghiệp, lĩnh vực và ngành/nghề hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Trước mắt phấn đấu chỉ giữ lại hình thức doanh nghiệp nhà nước đối với các doanh nghiệp công ích, các tổng công ty và các doanh nghiệp độc lập có ý nghĩa quan trọng. Các doanh nghiệp nhà nước chỉ nên tập trung hoạt động trong các lĩnh vực, ngành/nghề then chốt mà Nhà nước cần nắm giữ hoặc tư nhân không có khả năng làm như kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, một số ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng và công nghiệp công nghệ cao.

- Về hình thức sở hữu: thực hiện cổ phần hóa hoặc đa dạng hóa sở hữu ở các doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Trong tiến trình cổ phần hóa, cần mở rộng bán cổ phần cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giảm tỷ trọng vốn cổ phần Nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa, xoá bỏ chế độ bảo hộ và các quyền ưu tiên đặc biệt cho các doanh nghiệp này nhằm tạo động cơ thúc đẩy sự thay đổi cách làm việc cũ để trở nên hiệu quả hơn. Thực hiện việc bán, khoán, cho thuê các doanh nghiệp nhà nước loại nhỏ mà Nhà nước không cần nắm giữ, sáp nhập, giải thể, phá sản các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không có hiệu quả.

- Xây dựng hệ thống chính sách để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có 100% vốn Nhà nước. Chuyển các doanh nghiệp kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Phân biệt quyền của chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm cho các doanh nghiệp có quyền tự

chủ và tự chịu trách nhiệm đầy đủ trong sản xuất kinh doanh, như trong quyết định đầu tư, quyết định phương án kinh doanh, tự chủ về tài chính, tự quyết về nhân sự và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Để các doanh nghiệp nhà nước lớn lên bằng chính sức mình, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác theo nguyên tắc thị trường, Nhà nước phải chấm dứt ngay việc cấp vốn mang nặng tính bao cấp cho các doanh nghiệp, đồng thời tạo điệu kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhà nước huy động mọi nguồn vốn khác trong xã hội để hoạt động kinh doanh. Rà soát để cắt bỏ tín dụng ưu đãi tràn lan. Các trường hợp cần duy trì thì chuyển sang chế độ “hậu ưu đãi”. Xoá bỏ việc cho vay theo quyết định hành chính và bảo lãnh tín dụng bất hợp lý. Nếu không, các doanh nghiệp nhà nước khó lòng chuyển sang phương thức huy động vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra thị trường vốn.

- Tiếp tục giảm dần bảo hộ cho doanh nghiệp nhà nước qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Cần có quy định cụ thể để không biến độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp. Tiến hành tách các hoạt động thuộc độc quyền nhà nước như mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế, hệ thống truyền tải điện quốc gia... khỏi các tổng công ty kinh doanh trong lĩnh vực này; điều tiết thu nhập siêu lợi nhuận do được kinh doanh trong lĩnh vực độc quyền và đặc quyền.

- Thành phần kinh tế tư nhân sinh lợi cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời cũng là lực lượng xung kích trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập WTO nói riêng của Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước cần tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân hoạt động và phát triển để có thể phát huy được đầy đủ tiềm năng các thành phần kinh tế này. Nhà nước cần tạo sân chơi bình đẳng cho khu vực tư nhân thông qua việc giảm những ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt trong việc phân bổ tín dụng ngân hàng, các hạn ngạch xuất và nhập khẩu và việc cấp đất. Chính sách bảo hộ nên được cân nhắc kỹ, tập trung

các ngành này phải dựa trên cơ sở phân tích liệu các ngành này có tiềm năng trở thành ngành có hiệu quả và phát triển những lợi thế so sánh năng động hay không (hay nói cách khác là dựa trên cơ sở ngành non trẻ). Đối với các chính sách về đất đai, cần rà soát lại những quy định hiện có về quyền sử dụng đất phi nông nghiệp, giảm bớt chi phí thuê đất và nới lỏng các hạn chế về sử dụng đất để có nhiều đất đai hơn cho mục đích công nghiệp và thương mại, giúp loại bỏ dần rào cản lớn hiện đang ngăn cản khu vực tư nhân thành lập và mở rộng doanh nghiệp của mình và giúp tạo điều kiện dễ dàng cho sự tiếp cận của các doanh nghiệp tư nhân với nguồn vốn. Việc đơn giản hóa các điều kiện thành lập doanh nghiệp và việc xoá bỏ quyền phủ quyết của các doanh nghiệp hiện có đối với các doanh nghiệp mới cũng là những việc quan trọng. Mặt khác, Nhà nước cần làm tốt các nhiệm vụ chủ yếu là định hướng, xây dựng và bảo đảm vận hành của các thể chế, chính sách quản lý vĩ mô, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, bảo đảm một môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo đảm sự tuân thủ luật pháp, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo môi trường và điều kiện để hạ thấp chi phí sản xuất, chi phí giao dịch, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam, của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập WTO.

- Nhà nước có một trách nhiệm đặc biệt quan trọng trong việc mở cửa mọi kênh thông tin liên lạc khả dĩ cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với thông tin phù hợp, chất lượng tốt và cập nhật về sản phẩm, thị trường và công nghệ v.v, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhà nước cũng có trách nhiệm hỗ trợ sự phát triển của các định chế thích hợp và cơ cấu lại các định chế hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu của thương trường. Nhà nước cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như kế toán, công nghệ thông tin và tư vấn quản lý, nghiên cứu thị trường, quảng cáo và đào tạo, giúp giảm chi phí cố định, tận dụng được lợi thế về chuyên môn hóa. Ngoài ra cũng cần phát triển các định chế tài chính và các hiệp hội nghề nghiệp nhằm hỗ trợ khu vực tư nhân. Để làm được

việc này, Nhà nước phải tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp được tiếp cận bình đẳng với các kênh thông tin và đảm bảo rằng các định chế hỗ trợ sẽ phục vụ cả doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân.

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)