Những khó khăn cho sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia.

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 52)

Việt Nam đang trong giai đoạn đầu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

Nguồn gốc của TNCs chủ yếu ở quốc gia có nền kinh tế thị trường tương đối hoàn thiện, nên để TNCs hoạt động hiệu quả thì cần có thị trường ổn định và đồng dạng để đảm bảo các cho các yếu tố, các khâu của quá trình hoạt động kinh doanh của TNCs diễn ra bình thường. Trong khi, Việt Nam đang hoàn thiện dần thể chế kinh tế thị trường, luật lệ hay bị điều chỉnh do nảy xung đột lợi ích giữa các chủ thể kinh tế, mối liên kết giữa các thị trường hàng hoá và dịch vụ còn chưa chặt chẽ và thống nhất. Là thành viên của WTO, song Việt Nam vẫn chưa được chấp nhận là nền kinh tế thị trường (dự báo phải trải qua 12 năm)… Do vậy, Việt Nam chưa tạo được lòng tin vững chắc cho môi trường đầu tư thuận lợi để TNCs thâm nhập và phát triển.

Đối tác Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước, hoặc doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần. Theo Tổng cục thống kê, đến tháng 6/2006 có 113.352 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 2.176 doanh nghiệp nhà nước, 3.782 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá (bao gồm 105 tập đoàn và tổng công ty), chiếm 54% nguồn vốn (trung bình 355 tỷ đồng/1 doanh nghiệp nhà nước), 51,11% về tài sản cố định, chiếm 50% vốn đầu tư của nhà nước, 60% tín dụng ngân hàng trong nước, 70% vốn vay nước ngoài cũng thuộc về các doanh nghiệp nhà nước [35, tr28]. Còn lại chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu lấy tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ là dưới 300 lao động và vốn dưới 10 tỷ đồng, thì có tới 96,81% doanh nghiệp thuộc nhóm vừa và nhỏ. Về trình độ lao động qua đào tạo, thì chỉ có 25% tổng số lực lượng lao động qua đào tạo (11.003.000 người lao động qua đào tạo trong tổng số 43.456.555 người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân năm 2005). Đó là khó khăn cho Việt Nam khi xây dựng đối tác với TNCs, vì năng lực của cả DN trong nước lẫn người lao động chưa thích ứng được yêu cầu đặt ra.

Với quy mô nhỏ bé, lại yếu về trình độ, năng lực công nghệ; kinh nghiệm tổ chức kinh doanh, khả năng hợp tác, liên kết còn nhiều hạn chế; tính cạnh tranh chưa cao… nên DN Việt Nam chưa phải là đối tác, là doanh nghiệp phụ trợ cho TNCs. Đây là tiêu chí quan trọng của môi trường kinh doanh mà các nhà đầu tư lựa chọn khi thâm nhập thị trường.

Cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý còn chuyển biến chậm

Cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế thích hợp với phân công lao động quốc tế, phù hợp với các quy tắc và thông lệ chung là điều kiện để tăng sức hấp dẫn đối với TNCs. Nhưng ở nước ta, cả về cơ cấu kinh tế lẫn cơ chế quản lý kinh tế và bộ máy quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước còn chuyển biến chậm, chưa thực sự tạo sức hút đối với nhà đầu tư là TNCs.

Với cơ cấu ngành: nông, lâm - thuỷ sản; công nghiệp – xây dựng; dịch vụ qua các năm tương ứng là 33%, 28,9%, 38,1% (năm 1986); 27,2%, 28,2%, 44,1% (năm 1995); 21%, 41%, 38% (năm 2005); 20,4%, 41,5%, 38,1% (năm 2006) được đánh giá tương đương cơ cấu kinh tế của các nước trong khu vực cách đây vài

chục năm. Kết quả đánh giá 11 nước trong khu vực thì tỷ trọng nông, lâm - thuỷ sản của Việt Nam đứng vị trí 5/11; công nghiệp – xây dựng đứng thứ 5/11; dịch vụ đứng thứ 8/11.Và trong 34 nước ở châu Á, thứ hạng tương ứng của Việt Nam là 15, 9 và 26; trong 148 nước và vùng lãnh thổ, thứ hạng của Việt Nam tương ứng là 49, 21 và 126 [35, tr8].

Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước ở Việt Nam chưa được phát huy một cách có hiệu quả. Một mặt, cơ chế thị trường chưa phát huy được đầy đủ tính tự điều tiết của nó. Mặt khác, hệ thống quản lý của nhà nước đã bộc lộ năng lực chưa tương xứng thể hiện ở hệ thống thị trường chưa chắc chắn, chính sách chưa đồng bộ và chồng chéo, hiệu quả huy động nguồn lực thấp, thủ tục phức tạp, năng lực cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, nạn tham nhũng còn phức tạp… Theo báo cáo môi trường kinh doanh năm 2006 do WB và Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC) công bố: thứ bậc cạnh tranh của Việt Nam đứng thứ 91/178 nước, trong đó đáng chú ý là có 2 chỉ số làm mất điểm nhiều của Việt Nam là: thủ tục, trình tự nộp thuế mất đến 1.050 giờ (khi đó Malaixia: 166 giờ, Thái Lan: 234 giờ, Inđônêxia: 266 giờ).

Những yếu kém trên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trường đầu tư chưa lành mạnh, sức hấp dẫn kém đối với TNCs. Điều đó đã và đang đặt ra cho Việt Nam yêu cầu tiếp tục đổi mới, chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại, xây dựng cơ chế quản lý đồng bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém

Hạ tầng vật chất kỹ thuật của ta những năm gần đây đã được chú trọng phát triển, nhưng đến nay vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực. Ngoài một số tiến bộ đạt được, đặc biệt trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, nhìn chung, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém. Đó là trở ngại lớn nhất trong việc thu hút TNCs. Chẳng hạn sản lượng điện bình quân đầu người năm 2006 của Việt Nam là: 500 KW , trong khi đó năm 1996 ở các nước trong khu vực như Thái Lan là 1541 KW; Malaixia: 2.495 KW; Singapor: 8.448 KW; Philipin: 510 KW.

ở Thái Lan là 1,71 km; Malaixia: 3,88 km; Philipin 2,45 km. Vận tải đường sắt và

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)