Những chuyển biến về khung khổ pháp luật

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 85)

Hình 1: Tình hình thực hiện vốn đăng ký của TNCs với mức trung bình trong cả nƣớc, giai đoạn 2000 – 2006.

2.3.2.1 Những chuyển biến về khung khổ pháp luật

Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới kinh tế (năm 1986) đến nay, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp luật nhằm chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, tạo đà cho các thành phần kinh tế phát triển, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới, với mục tiêu đạt được sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

Khung khổ pháp luật Việt Nam trong thời gian đầu đổi mới chủ yếu hướng tới xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần trên cơ sở phát triển đồng bộ các thị trường: thị trường hàng hoá - dịch vụ, thị trường tiền tệ, thị trường khoa học - công nghệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… mở rộng quyền tự do kinh doanh của mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Chính phủ tiến hành cải cách mạnh mẽ hệ thống doanh nghiệp nhà nước, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và giảm bớt sở hữu nhà nước trong các doanh nghiệp, giải thể các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thay đổi hình thức quản lý, môi trường quản lý doanh nghiệp thông qua việc cổ phần hoá, giao, bán, khoán và cho thuê…; từng bước cắt giảm bao cấp, hỗ trợ cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước để tạo ra môi trường bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế, đảm bảo sức hút đối với TNCs thâm nhập vào nền kinh tế.

Xuất phát từ yêu đó, Nhà nước liên tục xây dựng, cải cách, sửa đổi hệ thống luật pháp. Gần đây nhất, Nhà nước đã ban hành, sửa đổi: Luật Thương mại (2005), Luật Cạnh tranh (2005), Luật Đất đai (2003), Luật Hải quan (2001, 2006), Luật Sở hữu trí tuệ (2006), Luật Giao dịch điện tử (2005), Luật về ngân hàng nhà nước (dù đã chuyển thành hệ thống ngân hàng hai cấp từ 3/1988) và các tổ chức tín dụng, Luật Đầu tư và Luật DN (1/7/2006)... Hệ thống Luật này đã được xây dựng trên nguyên tắc tiếp tục thể chế hoá đường lối đổi mới và chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhằm giải phóng và huy động tối đa mọi nguồn lực phát triển kinh tế xã hội đất nước; đồng thời, duy trì và mở rộng quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo hướng áp dụng phổ biến chế độ đăng ký thay cho chế độ cấp phép, xoá bỏ cơ chế xin - cho. Việc ban hành hệ thống Luật này cũng thể hiện sự đổi mới vai trò và chức năng của Nhà nước trong quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng giảm dần, tiến tới loại bỏ những can thiệp hành chính không cần thiết nhằm tạo sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đảm bảo phù

hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế song phương và đa phương của Việt Nam.

Việt Nam đã ký kết một số hiệp định thương mại, đầu tư với các tổ chức, quốc gia và vùng lãnh thổ như: Liên minh Châu Âu (EU năm 1992), với các nước ASEAN (CEPT/AFTA - 1996), APEC (1998), Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (2000), tổ chức WTO (7/11/2006) và các hiệp ước khác. Ngoài ra, Việt Nam còn ký kết thực hiện sáng kiến Miazawa, thực hiện các chương trình cải cách cơ cấu như: cải cách khu vực tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính, xoá đói giảm nghèo của WB, IMF và các nhà tài trợ quốc tế khác. Các cam kết quốc tế về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, bản quyền đều hướng tới đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng trong nước; thực hiện các quy chế tối huệ quốc, đối xử quốc gia, minh bạch hoá và tăng khả năng tiên liệu của các chính sách thương mại, đầu tư, kinh doanh, tài chính và hành chính công. Trong thời gian qua, nhận thức về các điều ước quốc tế đã được nâng cao một cách rõ rệt. Điều ước quốc tế dần trở thành một bộ phận không thể tách rời của hệ thống pháp luật và được thừa nhận có giá trị ưu thế hơn so với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước.

Với những hoạt động thực tiễn của TNCs tại Việt Nam và diễn biến về thu hút FDI, có thể khẳng định những chuyển biến tích cực từ phía Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng khung khổ pháp lý nhằm thu hút FDI nói chung và TNCs nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến mang lại hiệu quả tích cực thì vẫn còn tồn tại nhiều thách thức đối với việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật của Việt Nam trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)