Những thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 93)

Hình 1: Tình hình thực hiện vốn đăng ký của TNCs với mức trung bình trong cả nƣớc, giai đoạn 2000 – 2006.

2.3.4.6.Những thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoà

Sau khi nguồn hỗ trợ từ các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) chấm dứt, Việt Nam ở vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, trong khi cơ sở vật chất kỹ thuật để tạo

được bước chuyển về kinh tế lại rất nghèo nàn, lạc hậu. Luật đầu tư nước ngoài ra đời vào tháng 12/1987 đã khơi thông một kênh hết sức quan trọng để huy động vốn từ bên ngoài. Trong vòng ba năm đầu từ khi Luật có hiệu lực (1988-1990), Việt Nam đã thu hút được 214 dự án đầu tư với số vốn tổng cộng là 1,582 tỷ USD. Trước tình hình sụt giảm đầu tư nước ngoài do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Nam Á năm 1997, một số nước đã tạo điều kiện hấp dẫn hơn để thu hút đầu tư. Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần sửa đổi, bổ sung, cụ thể hoá Luật Đầu tư nước ngoài, nhằm cải thiện tình hình đầu tư. Tháng 1/1998, với Nghị định 10/CP, Chính phủ đã sửa đổi chính sách mới nhằm đơn giản hoá thủ tục đầu tư, giảm giá thuê đất, tăng mức ưu đãi về thuế, tăng tỷ lệ tiêu thụ nội địa, cho phép liên doanh chuyển sang dạng 100% vốn nước ngoài, phân cấp uỷ quyền cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án vừa và nhỏ cho các địa phương. Năm 1999, Chính phủ ra Quyết định 53/1999/QĐ- TTg và tháng 5/2000, Chính phủ tiếp tục cho sửa đổi, bổ sung thêm Luật Đầu tư nước ngoài, nhằm thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhìn chung, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài từ năm 1999 đến nay, có những điểm tiến bộ đáng kể như:

• Đối với thủ tục đăng ký kinh doanh: Các quy định mới đã giới hạn thời hạn cấp giấy phép và giảm thiểu các giấy phép trung gian. Thủ tục xin phép kinh doanh được phân cấp; số lượng các cơ quan liên quan đến quá trình cấp giấy phép đã giảm, tiến tới thực hiện “chính sách một cửa”.

Lựa chọn các hình thức kinh doanh: Mặc dù việc thực hiện những quy định pháp lý về hình thức kinh doanh rất khắt khe trong những năm trước đó, nhưng tình hình hiện nay đã được cải thiện trên quan điểm đa dạng hình thức đầu tư, cho phép đầu tư vào nhiều lĩnh vực mà trước đây cho là nhạy cảm (ngân hàng, hàng không, cho phép doanh nghiệp nước ngoài huy động vốn trên thị trường chứng khoán…).

Vấn đề đất đai: từ năm 1999, có hai cải tiến quan trọng đã tạo điều kiện thuận lợi về đất đai. Thứ nhất, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam được phép góp vốn

được trao cho các công ty nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất. Thứ ba, nếu Việt Nam góp vốn đầu tư bằng quyền sử dụng đất thì có trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng; trong trường hợp giải thể hoặc phá sản thì giá trị còn lại của quyền sử dụng đất đã góp vốn thuộc tài sản thanh lý của doanh nghiệp.

Chính sách giá cả: Chính phủ Việt Nam có kế hoạch từng bước áp dụng mức giá thống nhất cho cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Quyết định số 53/1999 do Thủ tuớng Chính phủ ban hành đã giảm giá điện, giá nước và cước viễn thông. Từ tháng 7/1999, chi phí lắp đặt điện thoại cũng như cước các cuộc gọi trong nước được áp dụng thống nhất cho doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay, tiền nước cũng được quy định như nhau đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước căn cứ theo mục đích sử dụng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được mua ngoại tệ để đáp ứng

các giao dịch vãng lai và các giao dịch khác; quyền chuyển nhượng vốn được tôn trọng; các gánh nặng thuế như thuế lợi tức, miễn thuế nhập khẩu và giảm thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đều được giảm nhiều so với trước.

Luật Đầu tư (có hiệu lực từ 1/7/2006) đã được Quốc hội thông qua, theo đó, môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện theo hướng ngày càng thông thoáng, hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, phù hợp hơn với các thông lệ quốc tế, với nhiều quy định mới về hình thức đầu tư. Các nguyên tắc và nội dung bảo đảm, bảo lãnh của Nhà nước đối với vốn, tài sản của nhà đầu tư, cũng như hoạt động đầu tư; việc xử lý tranh chấp và áp dụng luật nước ngoài; các thủ tục đầu tư được thiết kế đơn giản và thuận lợi cho các nhà đầu tư.

Vai trò của Nhà nước trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài còn được thể hiện qua nhiều hoạt động nhằm xác định rõ những cản trở mà các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài gặp phải. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra một số sáng kiến, bao gồm việc tổ chức thường xuyên ở cấp cao Diễn đàn doanh nghiệp, Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ, hay các Diễn đàn đầu tư tại một số nước để kêu gọi, thu hút đầu tư vào Việt Nam; đồng thời, để tiếp thu ý kiến đóng góp, phản hồi từ phía các nhà tài trợ và các doanh nghiệp về môi trường đầu tư trong nước. Bên cạnh đó,

việc nghiên cứu môi trường đầu tư tại Việt Nam nói chung và ở cấp địa phương nói riêng cũng ngày càng được chú trọng. Từ năm 2005, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh CPI được công bố hàng năm nhằm đánh giá môi trường đầu tư, kinh doanh, cũng như năng lực cạnh tranh của từng tỉnh trong việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế.

Những chuyển biến trong cải cách của Nhà nước để hoàn thiện và hấp dẫn môi trường đầu tư trong những năm qua đã mang lại thành tựu đáng kể trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói chung, TNCs nói riêng và đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng phát triển nền kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 93)