Cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 106)

Hình 1: Tình hình thực hiện vốn đăng ký của TNCs với mức trung bình trong cả nƣớc, giai đoạn 2000 – 2006.

3.2.1.5. Cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật

Mặc dù mục tiêu của TNCs là tìm kiếm lợi nhuận từ các quốc gia có lợi thế so sánh về chi phí sản xuất, về thị trường; nhưng không phải quốc gia nào cũng hội đủ những lợi thế ấy, nên TNCs sẽ lựa chọn thị trường đầu tư lợi thế so sánh nhất. Vì thế, chất lượng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật là mối quan tâm cơ bản của các nhà đầu tư. Dù Việt Nam là quốc gia có nhiều thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, nhưng bên cạnh Việt Nam còn có Malaixia, Thái Lan, Trung Quốc… là những thị trường thu hút các nhà đầu tư lớn. Vì ngoài lợi thế về chính sách, tài nguyên, lao động thì họ lại có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển hơn so với Việt Nam. Hiện nay, theo nghiên cứu về chiến lược xúc tiến FDI tại Việt Nam của Tổ chức JICA (Nhật Bản) thì chỉ số cơ sở hạ tầng của Việt Nam đứng thứ 4 trong bốn nước trên (khảo sát chỉ có 4 nước, tính cả Việt Nam). Đó là bất lợi của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là đối với TNCs. Do vậy, nâng cao hơn chất lượng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật là điều cần thiết và đòi hỏi có những cải thiện cụ thể, bao gồm:

- Tiến hành xem xét, nâng cấp hệ thống đường bộ trong cả nước trên cơ sở: trích từ nguồn ngân sách nhà nước; kêu gọi và giải ngân hiệu quả từ nguồn vốn ODA cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; hợp tác với nước láng giềng để phát triển giao thông quốc tế.

- Cải tiến sâu sắc hoạt động của các ngành dịch vụ như: hàng không, đường sắt, thông tin – bưu điện, tài chính – ngân hàng, mạng lưới điện, nước…; phá vỡ quan điểm độc quyền bằng cách hạn chế cung cấp các dịch vụ mà không cần “bàn tay của Nhà nước” – Nhà nước nên giữ vai trò là “bà đỡ” và “người” quản lý vĩ mô nhằm hội đủ những lợi thế so sánh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

- Thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên quan điểm “tậ p trung, dứt điểm”, cần xây dựng công trình trọng điểm, thiết thực trên cơ sở quy hoạch thống nhất và hợp lý giữa các vùng, miền trên cả nước để

tận dụng tối đa lợi thế so sánh của địa phương (các khu công nghiệp và khu chế xuất).

- Hoàn thiện từng bước các chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua giảm, miễn thuế, giảm tiền thuê đất…Thực hiện chính sách Nhà nước và nhân dân cùng làm đối với những công trình phúc lợi công cộng.

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)