Trước khi Việt Nam thực hiện chính sách cải cách mở cửa năm 1986, TNCs đã dần xuất hiện chủ yếu thông qua giao lưu văn hoá, hợp tác phát triển khoa học kỹ thuật. Trong đó, phải nhắc tới TNCs Nhật Bản (kể từ năm1973 khi quan hệ Việt Nam - Nhật Bản bình thường hoá) trong vai trò của các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên những lĩnh vực tưởng chừng như rất xa so với các hoạt động kinh doanh. Đó là quỹ Toyota, quỹ Honda, quỹ Sumimoto, mà nội dung của các quỹ này là thông qua các viện nghiên cứu, các hội sở văn hoá, thậm chí là một số cơ quan Chính phủ… để thực hiện giao lưu, nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa các nước, các dân tộc và các khu vực. Các quỹ này đã đi từ hoạt động vi mô đến vĩ mô, từ các chương trình tài trợ vài ngàn đến vài chục ngàn và cả trăm ngàn USD cho các hoạt động mang tính xã hội. Nhiều ấn phẩm văn hoá, xã hội học, dân tộc học… (ấn phẩm không vi phạm pháp luật Việt Nam) được các quỹ này tài trợ không chỉ xuất bản bằng tiếng Việt mà cả tiếng Anh, được giới thiệu ra cả nước ngoài. Trong điều kiện khó khăn về tài chính cho nghiên cứu và trao đổi văn hoá,
STT Nƣớc Vốn đầu tƣ STT Nƣớc Vốn đầu tƣ 1 Singapor 9.589,5 8 Hà lan 2.870,5 2 Đài loan 8.872,2 9 Pháp 2.311,3 3 Hàn Quốc 8.564,4 10 Anh 2.037,7 4 Nhật Bản 7.845,2 11 Nga 1.846,9 5 Hồng Kông 5.849,3 12 Malaixia 1.788,1 6 Quần đảo Vigin
thuộc Anh
5.057,6 13 Thái lan 1.675 7 Hoa kỳ 2.943,4 14 Autralia 1.552
khoa học thì sự giúp đỡ này đồng nghĩa với viện trợ nhân đạo nên được mọi người, kể cả các nhà chức trách đều ủng hộ và hoan nghênh các quỹ phi chính phủ này và đương nhiên hình ảnh về thương hiệu của các công ty xuyên quốc gia này dễ dàng đi vào nhận thức của dân chúng nói chung và người tiêu dùng của TNCs nói riêng.
Sau năm 1986, với chủ trương cải cách mở cửa và ban hành Luật đầu tư nước ngoài (12/1987) thì TNCs không chỉ xuất hiện với vai trò là tổ chức phi chính phủ mà bắt đầu mang tính thương mại: hình thức cắm nhánh với 100% vốn nước ngoài, liên doanh của TNCs bắt đầu xuất hiện (1988 tập đoàn dầu khí Shell- Dutch của Anh – Hà Lan đã thành lập công ty liên doanh tại Việt Nam), chưa kể đến các hình thức xuất khẩu, cung ứng dịch vụ, chuyển giao công nghệ dưới hình thức hợp đồng giao thầu, hợp đồng sản xuất… khiến cho bức tranh hoạt động của TNCs tại Việt Nam bắt đầu trở nên đa dạng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này (1988- 1991) dù có sự xuất hiện của TNCs nhưng chưa tác động rõ nét tới nền kinh tế, chỉ đến giai đoạn 1991-1996, TNCs mới góp phần làm cán cân thương mại dương (thực dương là 3,888 tỷ USD). Từ năm 1998 đến nay thì sự thâm nhập của TNCs đã phát huy vai trò khá mạnh mẽ và sâu sắc trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế dưới nhiều hình thức đầu tư mang tính xâm nhập thẳng vào nền kinh tế qua nguồn vốn đầu tư trực tiếp của mình. Tuy nhiên, hình thức thâm nhập thị trường kiểu sơ khai ban đầu vẫn tồn tại nhưng đã ở cấp độ cao hơn để dọn đường cho TNCs: các dự án ODA của EC đang triển khai là: "Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa" trị giá 21 triệu Euro; "Chương trình hỗ trợ kỹ thuật của Châu Âu cho Việt Nam" trị giá 11 triệu Euro; "Hỗ trợ trẻ em lang thang" trị giá 6,8 triệu Euro; "Thị trường lao động" trị giá 11,2 triệu Euro ; " Hợp tác các dự án nhỏ VN-EC" trị giá 2,2 triệu euro.
Những động thái này nhằm tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về các dự án nước ngoài; đồng thời, nhằm gợi ý chính sách cho Việt Nam, một mặt góp phần xây dựng chính sách hoàn chỉnh, phù hợp với thông lệ quốc tế, mặt khác để phù hợp đối với TNCs khi thực hiện các dự án đầu tư .
Như vậy, mỗi giai đoạn thì cách thức thâm nhập thị trường của TNCs với mức độ khác nhau, nhưng dù ở dạng thăm dò thị trường sơ khai hay thâm nhập bằng 100% vốn chủ sở hữu thì TNCs cũng phải trải qua quá trình tìm hiểu, thử
nghiệm bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể là trực tiếp hay gián tiếp qua các tổ chức hay liên minh khối (ví dụ: EC). Nhưng nó cũng khẳng định rằng nền kinh tế Việt Nam đang có sức hấp dẫn, củng cố và tạo dựng niềm tin cho nhà đầu tư, đặc biệt là TNCs.