Hình thức thâm nhập thị trường của các Công ty xuyên quốc gia.

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 26)

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc mở rộng thị trường ra nước ngoài là mục tiêu của TNCs nhằm khai thác tối ưu các nguồn lực để sản xuất sản phẩm độc quyền mang tính quốc tế; vừa để thu lợi nhuận độc quyền, vừa nỗ lực giảm thiểu các đe doạ cạnh tranh do các đối thủ áp đặt. Đối phó với những thách thức này, TNCs liên tục thâm nhập vào các nền kinh tế để phát triển thị trường dưới nhiều hình thức. Quá trình này thường thể hiện qua một trong 6 hình thức sau: xuất khẩu; dự án trao tay (turnkey project), nhượng quyền (licencing); chuyển nhượng kèm theo bí quyết kinh doanh

(franchising); liên doanh; doanh nghiệp hoàn toàn sở hữu nước ngoài (100% vốn nước ngoài) nhằm đánh dấu sự có mặt của TNCs trong quá trình thâm

a, Hình thức xuất khẩu: Với lo ngại phải đối mặt với bất ổn cao ở thị trường nước ngoài, TNCs thường bắt đầu việc thâm nhập thị trường bằng việc xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường này, một mặt, thăm dò thị trường; mặt khác, khắc phục khó khăn khi tham gia thị trường mới, vì hình thức thâm nhập này yêu cầu về vốn, chi phí thiết lập nhỏ, rủi ro thấp, thu lợi nhuận nhanh và có thể vượt qua các rào cản của Chính phủ nước sở tại trong chính sách đầu tư... Hơn nữa, bước đi ban đầu này còn tạo ra cơ hội để nắm bắt những điều kiện về cung cầu, cạnh tranh, kênh phân phối, thông lệ thanh toán, cơ quan tài chính và các vấn đề kỹ thuật về tài chính trong hiện tại cũng như tương lai. Trên cơ sở thành công ban đầu, TNCs sẽ mở rộng các tổ chức Marketing của họ ở nước ngoài, để chuyển hệ thống đại lý hoặc tổ chức môi giới sang trực tiếp xuất khẩu cho các nhà phân phối nước ngoài. Khi hiểu biết về thị trường tăng và độ bất ổn về khách hàng giảm, TNCs có thể thiết lập bộ phận bán hàng và các dịch vụ mới của mình, cùng với những hoạt động marketing thiết lập thị phần của TNCs ở thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hình thức thâm nhập thị trường này bên cạnh thuận lợi cũng có nhiều hạn chế. Một là, xuất khẩu với chi phí vận chuyển cao làm giảm khả năng cạnh tranh; Hai là, sự đe dọa của hàng rào thuế quan làm cho xuất khẩu chịu nhiều rủi ro… (Mỹ quyết định đánh thuế cao xe hơi của Nhật, Nhật phản ứng lại bằng cách xây dựng nhà máy sản xuất ngay tại Mỹ thì năm 1990, 50% xe hơi của Nhật sản xuất tại Mỹ và bán tại Mỹ).

b, Hình thức dự án trao tay (turnkey project): là loại hợp đồng trọn gói dưới dạng xây dựng các dự án hoặc một phần của dự án cho khách hàng nước ngoài, bao gồm cả đào tạo nhân viên vận hành. Đây là một phương thức xuất khẩu quy trình công nghệ sang nước ngoài mà vẫn đảm bảo yêu cầu giữ bí quyết công nghệ. Hình thức thức turnkey project được thực hiện trong chuyển giao quy trình công nghệ phức tạp như: lọc dầu, luyện kim... Vì thế, dự án trao tay là cách đem lại thu nhập lớn cho phương thức xuất khẩu. Chiến lược này đặc biệt được sử dụng trong các trường hợp FDI bị giới hạn bởi Chính phủ. Tuy nhiên, khi thực hiện các dự án “trao tay” với công ty nước ngoài, có

thể tạo ra đối thủ cạnh tranh mới. Ví dụ: nhiều công ty phương Tây bán công nghệ lọc dầu cho Saudi Arabia, Kuwait và một số quốc gia vùng vịnh khác, thì giờ họ lại phải cạnh tranh với những công ty này trên thị trường dầu thế giới. c, Hình thức chuyển nhượng/cấp giấy phép (licencing): Đây là phương án thay thế và là tiền thân để TNCs thiết lập chi nhánh sản xuất ở nước ngoài dưới hình thức cấp giấy phép cho một hãng địa phương được phép sản xuất sản phẩm của mình. Đổi lại, TNCs nhận được tiền bản quyền và các khoản phí khác. Những ưu điểm cơ bản của cấp/bán giấy phép là mức vốn đầu tư thấp, thời gian thâm nhập thị trường ngắn, hạn chế được rủi ro về pháp luật và tài chính. Nhưng dòng tiền thu được tương ứng thấp và dễ gặp vấn đề trong duy trì tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Người cấp giấy phép có thể gặp khó khăn trong việc điều khiển xuất khẩu bởi người được cấp giấy phép. Vì vậy, một hợp đồng cấp giấy phép có thể dẫn tới việc hình thành đối thủ cạnh tranh trong các thị trường, kết quả là mất doanh thu trong tương lai đối với hãng cấp giấy phép. Những hãng mua giấy phép sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh đến mức TNCs sẽ phải đối mặt với khó khăn trong việc thâm nhập vào thị trường khi hợp đồng hết hiệu lực.

Tuy nhiên, đối với một số TNCs, việc cấp giấy phép đơn thuần chỉ là phương án tối ưu để thâm nhập thị trường nước ngoài. Ví dụ: để tham gia vào thị trường Nhật Bản, Xero - một nhà máy sản xuất máy photocopy phải trả cho Fuji Photo 5% giá bán sản phẩm (net sale price) trong thời hạn 10 năm để Fuji Photo cho phép sản phẩm của Xero mang thương hiệu Fuji-Xero khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản. Hay Coca Cola cấp nhãn hiệu cho nhà sản xuất quần áo để nhãn hiệu Coca Cola được in trên quần áo của họ.

d,Hình thức Franchising: Giống như licencing, nhưng Franchising được cam kết dài hạn hơn licencing, Franchising còn nhấn mạnh rằng, bên nhận thương hiệu phải tuân thủ các quy tắc kinh doanh. Ví dụ: Mc Donald’s, KFC…

Franchising là một phương thức thâm nhập thị trường tương tự như licencing. Công ty sở hữu thương hiệu sẽ giảm được chi phí và rủi ro khi mở

và chi phí. Tuy nhiên thương hiệu của các công ty chuyển nhượng sẽ bị ảnh hưởng nếu bên nhận không làm đúng tiêu chuẩn như đã thỏa thuận vì động cơ lợi nhuận. Ví như: khách du lịch vào khách sạn Hilton ở Hồng Kông với hy vọng nhận được chất lượng phục vụ như ở New York, vì thương hiệu Hilton đảm bảo chất lượng đồng nhất. Nhưng họ có thể bị nhận dịch vụ không đạt tiêu chuẩn của khách sạn Hilton tại Hoa Kỳ vì Hilton- Hồng Kông không làm đúng theo cam kết nhượng quyền.

e, Hình thức liên doanh: Thành lập liên doanh có nghĩa là các bên tham gia liên minh cùng đầu tư để thành lập doanh nghiệp (DN) để phát huy những lợi thế so sánh của các thành viên nhằm tối ưu hóa sản xuất kinh doanh, chia sẻ rủi ro và chi phí…. Hình thức góp vốn phổ biến là 50/50.

Hình thức thâm nhập này giúp công ty có lợi ích từ kiến thức của đối tác địa phương: điều kiện cạnh tranh, văn hóa, hệ thống chính trị và văn hoá kinh doanh ở nước sở tại. Nhiều công ty Mỹ cho rằng, việc liên doanh với công ty ở nước sở tại làm cho họ bị chia sẻ bí quyết công nghệ và sản phẩm; nhưng đối tác cũng cung cấp cho công ty Mỹ kiến thức Maketing và kiến thức địa phương cần cho chiến lược cạnh tranh tại quốc gia đó. Ngoài ra, chi phí phát triển và rủi ro mở thị trường cũng được chia sẻ với các công ty ở nước sở tại. Một số quốc gia, có cân nhắc về chính trị thì việc tạo lập liên doanh là phương thức khả thi nhất để thâm nhập thị trường.

f, Hình thức doanh nghiệp sở hữu toàn bộ của nước ngoài: là công ty 100% vốn của nước ngoài. Loại hình này được thành lập theo hai cách: (1) công ty có thể tạo lập doanh nghiệp mới ở quốc gia đó; (2) công ty có thể mua lại các công ty của nước sở tại. Đây là phương án thâm nhập tốt nhất để giảm rủi ro, tránh mất quyền kiểm soát trong cạnh tranh, bảo vệ được công nghệ. Hơn nữa, loại hình này tạo thuận lợi cho các công ty thực hiện chiến lược toàn cầu hoá. Tuy nhiên, việc thành lập doanh nghiệp sở hữu toàn bộ của nước ngoài là phương thức đắt nhất. Công ty phải chịu toàn bộ rủi ro khi tạo lập doanh nghiệp.

Như vậy, bằng nhiều cách thức thâm nhập thị trường khác nhau nhưng mục tiêu cuối cùng của TNCs là tìm kiếm lợi nhuận, nên việc lựa chọn chiến

lược thâm nhập tối ưu là cách thức quan trọng để đạt mục tiêu. Một công ty (doanh nghiệp) phải liên tục giám sát, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của chiến lược hiện tại. Vì thế, những thông tin và kỳ vọng mới về thị trường có thể làm thay đổi chiến lược thâm nhập của công ty. Do vậy, ngoài 6 cách thức thâm nhập thị trường phổ biến thì TNCs vẫn có thể hình thành một số mô hình thích hợp hơn nhưng dựa trên cơ sở kế thừa có tính sáng tạo những kinh nghiệm để duy trì và phát triển vị thế thị trường của mình.

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)