Phải nội sinh hoá ngoại lực, hiện đại hoá nội lực để phát triển bền vững lâu dà

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 100)

Hình 1: Tình hình thực hiện vốn đăng ký của TNCs với mức trung bình trong cả nƣớc, giai đoạn 2000 – 2006.

3.1.4. Phải nội sinh hoá ngoại lực, hiện đại hoá nội lực để phát triển bền vững lâu dà

triển bền vững lâu dài

Thu hút TNCs là để tăng cường yếu tố ngoại lực như: vốn đầu tư, tiếp nhận công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, thị trường… Song quan trọng hơn là phải nội sinh hoá ngoại lực, tức là sử dụng những ngoại lực ấy để phục vụ cho phát triển bền vững lâu dài nền kinh tế.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triển đất nước đòi hỏi chúng ta phải phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, sử dụng nó một cách hiệu quả. Ngoại lực chỉ có thể được tiếp nhận và sử dụng hiệu quả khi nội lực phát huy đúng mức của nó. Nội lực được phát huy thì mới có thể thẩm thấu và chuyển hoá ngoại lực thành nội lực, sức mạnh nội lực mới được nhân lên. Trong điều kiện kinh tế đất nước và xu hướng phát triển thế giới hiện nay, chúng ta muốn phát huy được sức mạnh nội lực, Việt Nam phải biết tận dụng yếu tố ngoại lực làm điều kiện để tăng cường sức mạnh nội lực của đất nước. Nhưng nội lực là yếu tố giữ vai trò quyết định sự phát triển của đất nước, ngoại lực có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới khuynh hướng, kết quả vận động và phát triển kinh tế. Ngoại lực có cả tính tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực của ngoại lực thể hiện ở chỗ, nó có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ, tạo điều kiện cho quá trình vận động và phát triển. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của ngoại lực cũng không thể xem thường, nó có thể

hướng vận động và phát triển của đất nước. Việc thực hiện mở cửa, tăng cường giao lưu quốc tế, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài của TNCs đòi hỏi chúng ta vừa phải phát huy tối đa hiệu quả tích cực của nó, thực hiện chuyển hoá, biến ngoại lực thành nội lực để phát triển, đồng thời hạn chế được hậu quả tiêu cực đến mức tối thiểu.

Dựa trên tinh thần chỉ đạo trong công tác kinh tế đối ngoại, mà ở đây là quan điểm nhằm khai thác hiệu quả các nguồn lực của đầu tư nước ngoài, trước hết đối với TNCs mà tác giả lấy làm phạm vi nghiên cứu. Qua đó, tác giả cũng xin được đề xuất một số giải pháp cơ bản qua việc tìm hiểu chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và tác động của TNCs trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Sự thâm nhập của các Công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)