Điểm yếu trong quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 93 - 94)

- Mục tiêu 2: Thu hút nhiều học sinh, sinh viên không chỉ trong tỉnh mà còn ở các tỉnh khác đến đăng ký dự thi và học tập tại Trường.

2.4.3.Điểm yếu trong quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương

b. Các hoạt động khác

2.4.3.Điểm yếu trong quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể như đã nêu ở trên nhưng quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương cũng chỉ mới thực hiện ở giai đoạn đầu nên còn nhiều điểm yếu cần nêu ra để rút kinh nghiệm cho giai đoạn sau như:

- Quảng bá thương hiệu qua khách hàng là một chiến lược hay, tuy nhiên việc áp dụng các công cụ thực hiện điều này còn vài thiếu sót như: Trường tập trung đổi mới chương trình giảng dạy, nâng cấp cơ sở vật chất nhưng chưa giải quyết kịp thời các vấn đề của học sinh, sinh viên....;

- Chiến lược đề ra là tốt nhưng công cụ thực hiện chiến lược vẫn chưa được thực hiện một cách đầy đủ;

- Việc quảng bá thương hiệu qua các phương tiện truyền thông, quảng cáo chưa mấy hiệu quả;

- Trường đã nêu ra được mục tiêu của quảng bá nhưng phải các định rõ mục tiêu chiến lược là gì và thực hiện nó như thế nào;

- Tạp chí của Trường đã được phát hành đăng chủ yếu bài của cán bộ, giảng viên và một vài bài của sinh viên nhưng nội dung chưa phong phú, hấp dẫn;

- Việc thu thập ý kiến phản hồi của học sinh, sinh viên chưa được tốt nên chưa giải đáp cho các em kịp thời;

- Các ấn phẩm của Trường chưa đa dạng về chủng loại, hấp dẫn về hình thức; - Website mặc dù đã được đầu tư về chất lượng nhưng mới chỉ được làm bằng một thứ tiếng (tiếng Việt) nên gây khó khăn cho người nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài đóng trên địa bàn tỉnh trong việc tiếp cận thông tin chính thống của Trường;

- Mỗi cán bộ, giảng viên, nhân viên trong Trường chính là một đại sứ quảng bá thương hiệu cho Trường nhưng một số giảng viên, nhân viên trẻ, mặc dù đã phải làm bài nghiệm thu hiểu biết về trường nhưng thậm chí không biết nổi trưởng phòng Tổ chức là ai;

- Hệ thống thư viện đã được công nghệ thông tin hóa nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều học sinh, sinh viên tham gia;

- Tư vấn tuyển sinh mới chỉ chú trọng đến gặp gỡ, phát tờ rơi cho học sinh nhưng nội dung của tờ rơi cũng gần như nội dung in trong quyển Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ Giáo dục & Đào tạo phát hành nên chưa đáp ứng hết nhu cầu cần biết thêm thông tin của các em.

- Nhà trường cấp học bổng khuyến khích cho các em học sinh, sinh viên học tập tốt hơn nhưng học bổng lại trừ vào học phí khiến cho các em vẫn còn băn khoăn. Thứ nhất, khi học bổng trừ vào học phí thì sẽ lâu được nhận hơn. Và thứ hai, các em sẽ không được cảm nhận niềm tự hào, hãnh diện khi được lên hội trường, được trực tiếp thầy hiệu trưởng hoặc trưởng khoa trao cho.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 93 - 94)