Đánh giá việc thực hiện mục tiêu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 85)

- Mục tiêu 2: Thu hút nhiều học sinh, sinh viên không chỉ trong tỉnh mà còn ở các tỉnh khác đến đăng ký dự thi và học tập tại Trường.

b. Các hoạt động khác

2.4.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu

* Đánh giá việc thực hiện Mục tiêu 1 (Tăng cường hiểu biết quan tâm của người học và các bên liên quan về thương hiệu Đại học Hải Dương).

Với sự giúp đỡ của nhân viên, sinh viên trong trường, tất cả các bảng câu hỏi đều được trả lời. Dưới đây là kết quả của cuộc điều tra, theo phương pháp thống kê câu trả lời và những nhận xét có được từ những câu trả lời đó.

Bảng 2.5: Số lượng học sinh THPT biết đến Trường Đại học Hải Dương Học sinh trường Tổng số câu trả lời Số câu trả lời Tỉ lệ % Không Không THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 100 70 30 70 % 30% THPT Cẩm Giàng 90 20 70 22,2% 67,8% THPT Nam Sách 120 40 80 33, 3% 66,7 % THPT Kim Thành 110 30 80 27,3 % 72,7 % THPT Ninh Giang 80 20 60 25 % 75 % Tổng 500 180 320 36% 64%

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ biểu diễn số lượng học sinh THPT biết đến Trường ĐH Hải Dương

Nhìn vào biểu đồ, chúng ta có thể thấy số lượng học sinh ở các trường biết đến Trường Đại học Hải Dưong không nhiều và không đồng đều. Số lượng phiếu phát ra ở các trường không giống nhau nhưng nếu dựa vào tỉ lệ % quy đổi thì học sinh ở trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm biết đến trường cao nhất (70%) vì trường này ngay ở trung tâm thành phố, cách Đại học Hải Dương không xa. Tiếp đến là học sinh ở trường THPT Nam Sách (33,3 %), Kim Thành (27,3%), Cẩm Giàng (25%) và cuối cùng là Ninh Giang (14,3%). Như vậy, hầu như học sinh ở các huyện lân cận chưa biết nhiều đến thương hiệu Đại học Hải Dương. Nguyên nhân có thể do Trường mới đổi tên (tháng 3/ 2013) và cũng có thể do việc quảng bá thương hiệu của Trường chưa tốt nên học sinh ở xa chưa tiếp cận được.

Bảng 2.6: Số lượng phụ huynh biết đến Trường Đại học Hải Dương Phụ huynh học sinh trường Tổng số

câu trả lời Số câu trả lời Tỉ lệ % Không Không THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 60 45 15 75% 25% THPT Cẩm Giàng 55 15 45 27,3% 72,7% THPT Nam Sách 55 20 40 36,4% 63,6 % THPT Kim Thành 60 30 30 50 % 50% THPT Ninh Giang 60 40 20 66,7 % 33,3% Tổng 290 150 150 50% 50%

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ biểu diễn số lượng phụ huynh học sinh biết đến Trường ĐH Hải Dương

Đối với phụ huynh học sinh các trường này, tác giả đưa ra số lượng phiếu như nhau nhưng kết quả cũng không khác với sự nhận biết của học sinh là mấy. Vẫn là phụ huynh của học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm biết đến trường nhiều nhất (80%). Nhưng ở các huyện thì có một chút thay đổi: đứng thứ 2 là THPT Ninh Giang, thứ 3: THPT Kim Thành, thứ 4: THPT Nam Sách và cuối cùng: THPT Cẩm Giàng. Tại sao lại có sự khác biệt này. Thường thì phụ huynh học sinh biết đến trường nào thì sẽ nói lại thông tin đó với con của mình nhưng nếu phụ huynh ở THPT Ninh Giang biết đến Đại học Hải Dương nhiều nhất trong số các huyện còn lại thì học sinh ở THPT Ninh Giang lại biết ít nhất. Phải chăng do phụ huynh học sinh của THPT Ninh Giang làm việc ở thành phố nhiều và các lãnh đạo của tỉnh là người Ninh Giang nên họ biết đến trường nhiều hơn (Trường Đại học Hải Dương đã từng quảng bá hình ảnh của minh qua người nổi tiếng- Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương thường xuyên đến thăm trường vào các dịp lễ, Tết..)?

Bảng 2.7: Kết quả điều tra về thực trạng công cụ quảng bá thương hiệu của Trường ĐH Hải Dương

TT Công cụ quảng bá thương hiệu

Đối tượng đánh giá Phụ huynh % Học

sinh %

1 Quảng cáo trên ti vi, radio 100 33,3% 250 50% 2 Internet (website của Trường) 50 16,7% 300 60% 3 Quảng cáo trên báo chí 150 50% 150 30%

4 Tờ rơi 30 10% 400 80%

5 Email 20 6,7% 100 20%

6 Hội thảo 10 3,3% 50 10%

7 Tư vấn tuyển sinh trực tiếp 40 13,3% 450 90% 8 Chương trình trò chuyện trên tivi 20 6.7% 60 12%

(Nguồn: Tổng hợp từ các phiếu thu về)

Biểu đồ 2.3. Biểu đồ biểu diễn cách phụ huynh học sinh tiếp cận thông tin của ĐH Hải Dương

Biểu đồ 2.4. Biểu đồ biểu diễn cách học sinh tiếp cận thông tin của ĐH Hải Dương

Mọi người đều nghĩ rằng xã hội khoa học, công nghệ thông tin và các phương tiện thông tin đại chúng là công cụ nhanh nhất hiện nay. Nó có thể truyền những thông tin cần thiết một cách nhanh nhất đến người khác. Nhưng thực tế, qua điều tra, chúng ta lại thấy ngược lại. Số lượng học sinh biết đến Trường Đại học Hải Dương qua phương tiện thông tin đại chúng rất ít. Các em chỉ biết tới Trường qua các tờ rơi được phát vào mỗi dịp tuyển sinh và các cán bộ của Trường đến gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp nên số lượng này là cao nhất. Tiếp theo, đa phần các em được hỏi được biết đến Trường do có anh chị, người thân đã theo học hoặc làm việc tại Trường. Điều này cho thấy phương pháp truyền miệng cũng khá hiệu quả trong việc giúp cho học sinh biết đến danh tiếng của Trường Đại học Hải Dương. Bên cạnh đó, học sinh nói rằng họ biết đến Trường vì họ sinh sống ở thành phố Hải Dương. Nhìn chung, qua điều tra, chúng ta thấy quan hệ họ hàng và bạn bè là một cây cầu kết nối học sinh với Trường Đại học Hải Dương.

Nói tóm lại, qua đây, chúng ta nhận thấy rằng chiến lược quảng bá của Trường Đại học Hải Dương chưa đủ lớn mạnh để có sức ảnh hưởng đến các huyện lân cận, chưa nói gì đến các tỉnh và khu vực đồng bằng sông Hồng. Do đó, nó cũng ảnh hưởng đến khả năng mở rộng thương hiệu của Trường.

Về thu hút sự quan tâm, hợp tác của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước đóng trên địa bàn tỉnh và trong cả nước).

Bảng 2.8: Số lượng doanh nghiệp hợp tác, hỗ trợ cho Trường ĐH Hải Dương Năm học Doanh nghiệp trong Tỉnh Doanh nghiệp ngoài Tỉnh

Doanh nghiệp nước ngoài Doanh nghiệp trong nước Doanh nghiệp nước ngoài Doanh nghiệp trong nước 2011 - 2012 2 10 1 7 2012 - 2013 8 25 3 6 2013 - 2014 15 40 4 10

(Nguồn: Phòng Hợp tác đào tạo)

Số lượng các doanh nghiệp ở cả trong và ngoài tỉnh đến hợp tác làm việc và hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Trường có tăng về số lượng qua từng năm nhưng không nhiều. Và số lượng các doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh cũng khác nhau. Nguyên nhân là do Nhà trường mới chỉ chú trọng phát triển, quảng bá trong Tỉnh (là trường duy nhất trực thuộc tỉnh) nên các doanh nghiệp ở tỉnh ngoài ít biết đến. Đặc biệt, do websit của Trường mới chỉ được làm bằng tiếng Việt nên rất khó cho các doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận được. Mặc dù, từ cuối năm học 2011- 2012, Nhà trường đã yêu cầu Khoa Ngoại ngữ dịch Thư ngỏ gửi tới các doanh nghiệp nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn nhưng hiệu quả chưa cao vì thư này quá ngắn, không thể cho lãnh đạo các doanh nghiệp thấy được các thông tin cụ thể mà họ cần biết nên họ cũng không mấy quan tâm tới việc hợp tác với Trường.

* Đánh giá việc thực hiện mục tiêu 2 (Thu hút nhiều học sinh, sinh viên không chỉ trong mà còn ngoài tỉnh đến đăng ký dự thi và học tại Trường)

Bảng 2.9: Số lượng thí sinh đăng ký dự thi từ năm học 2011- 2014 Năm học Tổng số HS Trong đó Đại học Cao đẳng Trung cấp, LT TC- CĐ Dạy nghề, bồi dưỡng

Liên kết đào tạo đại học

2011 – 2012 10.000 200 5.000 2500 1.370 9302012 - 2013 12.000 1.000 4.732 2.986 1.160 2.122 2012 - 2013 12.000 1.000 4.732 2.986 1.160 2.122

2013 -2014 14.000 1.500 7.000 3.400 1.000 1.100

(Nguồn: Ban tuyển sinh- Phòng Hợp tác đào tạo)

Dựa vào các số liệu trên, ta có thể thấy chiến lược quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương đã khá thành công khi số lượng học sinh đăng ký dự thi

tăng đều qua từng năm học. Năm 2011- 2012 chỉ có 10.000 hồ sơ đăng ký dự thi trong khi đó, năm 2012- 2013 tăng lên 12.000 và năm 2013- 2014 lên đến 14.000 hồ sơ. Mặc dù trong bối cảnh tuyển sinh khá khó khăn do sự cạnh tranh giữa các trường ngày càng nhiều nhưng từ khi được nâng cấp thành đại học đến nay, số lượng hồ sơ đăng ký dự thi đại học tăng đáng kể từ 200 hồ sơ (năm 2011- 2012) đến 1.500 hồ sơ (năm 2013- 2014). Điều này có thể giải thích do Nhà trường đang từng bước phát triển nhanh chóng cả về quy mô và chất lượng đào tạo, từ đào tạo duy nhất ngành Kế toán đến đa ngành như hiện nay (Chăn nuôi thú y, Luật...) đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của người học.

Biểu đồ 2.5. Biểu đồ biểu diễn số lượng thí sinh dự thi từ năm 2011- 2014

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w