Dựa vào khái niệm “Quảng bá thương hiệu” ở trên, ta có thể khẳng định: “Quảng bá thương hiệu trường đại học là cách thức mà trường đại học đó sử dụng để đưa hình ảnh thương hiệu đến với người học và công chúng, là xây dựng một chỗ đứng trong lòng tin của cộng đồng”
Quảng bá thương hiệu là bước thứ tư trong quản trị thương hiệu bao gồm: xây dựng thương hiệu; định vị thương hiệu; bảo vệ thương hiệu; quảng bá thương hiệu và khai thác giá trị thương hiệu. Trong đó, quản trị thương hiệu là một hệ thống các nghiệp vụ dựa trên các kỹ năng marketing nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển thương hiệu từ tư duy chiến lược đến hành động triển khai.
1.2.2. Mục tiêu và tầm quan trọng của quảng bá thương hiệu trường đại họca. Mục tiêu của quảng bá thương hiệu trường đại học a. Mục tiêu của quảng bá thương hiệu trường đại học
- Đối với trường đại học
Các trường đại học luôn chú trọng việc quảng bá thương hiệu vì biết được thương hiệu không chỉ là cách để phân biệt trường này với trường khác mà thương hiệu có giá trị rất lớn để tạo ra lợi nhuận cho trường. Mục tiêu quảng bá thương hiệu đối với trường đại học chủ yếu là đưa hình ảnh của trường đến với người học và công chúng, tạo ấn tượng trong tâm trí họ; nhằm nâng cao chức năng
cho thương hiệu của trường đại học, các chức năng có thể kể đến đó là: chức năng nhận biết và phân biệt, chức năng thông tin và chỉ dẫn, chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy, chức năng kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của việc quảng bá thương hiệu đó là nhằm nâng cao vai trò của thương hiệu đối với trường.
- Đối với người học và công chúng:
Với người học việc đưa hình ảnh sản phẩm đào tạo vào tâm trí người học và công chúng sẽ giúp cho họ:
+ Giảm thiểu rủi ro khi quyết định lựa chọn trường; + Tiết kiệm chi phí tìm kiếm;
+ Khẳng định giá trị bản thân; + Yên tâm về chất lượng đào tạo.
Với khách hàng- người học và công chúng, thương hiệu có ý nghĩa đặc biệt. Nhờ những người có kinh nghiệm đi trước, đã từng học ở trường đại học đó hoặc qua tìm hiểu, qua truyền thông, khách hàng biết đến thương hiệu. Họ tìm được thương hiệu nào có thể thỏa mãn được nhu cầu của mình còn thương hiệu nào thì không. Kết quả: các thương hiệu là một công cụ nhanh chóng hoặc là cách đơn giản hóa đối với quyết định lựa chọn trường để theo học của họ.
Ta có tiến trình ra quyết định chọn trường của khách hàng như sau:
Sơ đồ 1.1. Tiến trình ra quyết định chọn trường của khách hàng
Nếu như khách hàng đã có được một thương hiệu nào đó trong tâm trí của mình thì họ sẽ bỏ qua 3 bước đầu để đến với việc quyết định lựa chọn trường phù hợp. Như vậy, từ khía cạnh kinh tế, thương hiệu cho phép khách hàng giảm bớt chi phí tìm kiếm trường và các sản phẩm cả bên trong (họ phải suy nghĩ mất bao nhiêu) lẫn bên ngoài (họ phải tìm kiếm mất bao nhiêu).