- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
h. Quản lý và đa dạng hóa giáo dục phù hợp với yêu cầu của thực tiễn
Từ trước đến giờ, quản lý dù chỉ là một nhóm người chưa bao giờ là điều đơn giản. Trong khi đó, quản lý trong giáo dục đại học luôn là một thách thức ở tầm vĩ mô. Một cán bộ quản lý ngành giáo dục không chỉ quản các cán bộ công chức khác mà còn phải có trách nhiệm với một số lượng lớn học sinh, sinh viên. Đây mới là những thành phần khó kiểm soát do tính chất không đồng đều về trình độ, nhận thức cũng như hoàn cảnh. Muốn duy trì và phát triển thành công thương hiệu giáo dục đại học của ĐHHD, các cán bộ quản lý cần thiết phải đi sâu đi sát vào những chi tiết đó, từ đó mới bao quát, tổng hợp và tìm ra đường hướng tốt nhất cho tập thể mà mình lãnh đạo. Thực tế này đòi hỏi các cán bộ quản lý phải thật sự là những người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong quá trình điều hành một tập thể lãnh đạo. Hiện nay, ở Việt Nam, còn rất nhiều cán bộ quản lý giáo dục đi lên từ giáo viên lâu năm, có lí lịch và thành tích tốt. Tuy nhiên, trong bối cảnh phức tạp của nền kinh tế thị trường, chỉ kinh nghiệm thôi chưa đủ.
Ngoài ra, công tác quản lý hiện nay không thể chỉ dừng lại ở quản lý nhân lực và công tác giảng dạy mà còn phải tiến tới quán triệt ý thức giáo dục đến từng cá nhân bao gồm giáo viên và đặc biệt là sinh viên. Cần loại bỏ những tư tưởng gian lận, học tủ, học gạo của sinh viên và khiến sinh viên hợp tác vì một môi trường đào tạo trong sạch, hiệu quả hơn. Muốn như vậy thì từng giáo viên phải thắt chặt kỉ luật trong lớp, trong thi cử cũng như giảng dạy nhiệt tình, sáng tạo hơn. Có như thế
thương hiệu giáo dục đại học ĐHHD mới không rơi vào cảnh “đánh trống bỏ dùi”, qua giai đoạn hô hào, khẩu hiệu là mọi việc lại quay trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên, song hành với việc giữ vững định hướng giáo dục của từng trường đại học, ĐHHD lại cần đến sự đa dạng hóa của cả nền giáo dục. Thế nào là đa dạng hóa? Đa dạng hóa là khi nền giáo dục đại học có thể bắt kịp với đà tiến của nhân loại. Cụ thể hơn là, khi xã hội đã trở nên văn minh hơn, nhiều thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng vào cuộc sống thì giáo dục cũng phải được hiện đại hóa. Rất nhiều quốc gia ở các khu vực khác nhau đã thành công trong việc áp dụng công nghệ cao trong giảng dạy. ĐHHD đang tiến tới là trường đại học điện tử với việc giảng dạy hoàn toàn bằng máy chiếu và các công cụ hỗ trợ hiện đại. Đồng thời, đa dạng hóa giáo dục cũng có nghĩa là giáo dục phải bắt kịp được với nhu cầu thực tiễn của nhân loại mà nói một cách nôm na là, khi xã hội phát sinh ra nghề nghiệp gì mới, nền giáo dục phải kịp thời nghiên cứu và đào tạo ngành nghề đó. Tuy nhiên, đa dạng hóa không có nghĩa là đi ngược lại với giữ vững định hướng giáo dục mà hai yếu tố còn bổ sung lẫn nhau. Giữ vững định hướng giáo dục sẽ khiến công tác đa dạng hóa trở nên có trật tự hơn khi quy hoạch, ràng buộc trường vào nhiệm vụ đào tạo chuyên trách của mình. Thương hiệu giáo dục đại học ĐHHD thực sự phát triển khi và chỉ khi chất lượng đầu ra của sinh viên được đảm bảo và thể hiện cụ thể thông qua các ngành nghề hiện có của tỉnh và của cả nước có thể tăng trưởng nhờ lực lượng nhân công chất lượng cao. Vì vậy, đa dạng hóa mà vẫn phải đào tạo đồng đều tất cả các ngành nghề, không thể vì một ngành nghề đang nổi mà lơ là đào tạo các ngành nghề khác. Để thực hiện điều này cần đến sự hợp tác và “hi sinh” của trường để có thể duy trì công tác đào tạo các ngành nghề ít hoặc không sinh lời. Cả hai công tác quản lý và đa dạng hóa giáo dục nói trên phải được tiến hành song song để đảm bảo việc đa dạng hóa luôn được kiểm soát một cách đúng đắn.