Thực trạng các phương thức quảng bá thương hiệu khác (chào hàng cá nhân; khuyến mãi bán hàng; marketing trực tiếp)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 83)

- Mục tiêu 2: Thu hút nhiều học sinh, sinh viên không chỉ trong tỉnh mà còn ở các tỉnh khác đến đăng ký dự thi và học tập tại Trường.

b. Các hoạt động khác

2.3.4. Thực trạng các phương thức quảng bá thương hiệu khác (chào hàng cá nhân; khuyến mãi bán hàng; marketing trực tiếp)

nhân; khuyến mãi bán hàng; marketing trực tiếp)

Ngoài các phương thức trên, Trường Đại học Hải Dương đã áp dụng thêm các phương thức khác nhằm hoàn thiện và tăng cường công tác quảng bá thương hiệu của Trường như:

Bằng phương thức marketing trực tiếp và tài trợ thông qua các sự kiện nổi bật, Trường Đại học Hải Dương đã tham gia các hội chợ có tầm cỡ và quy mô chuyên về giáo dục đào tạo: Hội chợ việc làm do Trung tâm xúc tiến việc làm thuộc Sở Lao động thương binh và xã hội tổ chức định kỳ vào ngày 15 hàng tháng; Ngày hội tuyển sinh do Tỉnh Đoàn tổ chức vào đầu mỗi năm học....Việc tham gia hội chợ giúp cho khách hàng và các doanh nghiệp biết đến Trường Đại học Hải Dương nhiều hơn. Bên cạnh đó, qua việc tuyển dụng của các doanh nghiệp, Trường sẽ biết được họ yêu cầu thế nào đối với đối tượng tuyển dụng để thay đổi chương trình đào

tạo cho phù hợp với nhu cầu của họ, nhằm giúp sinh viên ra trường có thể tìm được và hoà nhập một cách nhanh nhất vào công việc đúng chuyên ngành đào tạo của mình. Để thực hiện tốt mục tiêu đó, trước khi tham gia hội chợ, Trường luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về pano, áp phích, trang trí tại hội chợ và các tài liệu giới thiệu về Trường. Tính đến nay, Trường đã tham gia liên tục được 2 Ngày hội tuyển sinh của hai mùa tuyển sinh đại học 2011- 2012 và 2012- 2013 và được 12 phiên giao dịch việc làm của Hội chợ việc làm.

Bảng 2.3. Số lần tham gia Hội chợ việc làm

Năm 2011- 2012 Năm 2012- 2013 Năm 2013- 2014 Số lần tham gia

Hội chợ việc làm 4 5 3

(Nguồn: Phòng Tổng hợp)

Với phương thức bán hàng cá nhân và khuyến mãi bán hàng, vào các đợt tuyển sinh, Nhà trường đã làm được những việc cụ thể như: Thứ nhất, cử các đoàn cán bộ chủ chốt của Trường kết hợp cùng với các đoàn viên thanh niên xuất sắc về từng trường THPT (phân theo nơi học) mình đã học để tư vấn tuyển sinh , trực tiếp giải đáp thắc mắc cho các bạn học sinh. Các đoàn cán bộ này không chỉ làm công tác tuyển sinh mà mỗi người chính là một "đại sứ quảng bá hình ảnh" cho cả Trường Đại học Hải Dương và trường mà họ đến. Vì, trước đây các cán bộ đã từng học ở các trường THPT đó, giờ đã thành đạt quay trở lại trường để nói về kinh nghiệm học tập thì dễ gây được thiện cảm và niềm tin hơn với các em học sinh. Thứ hai, Nhà trường giao cho các đoàn cán bộ đó mang hồ sơ phát miễn phí và sẽ quay lại nhận tận nhà cho các em. Thứ ba, Nhà trường tổ chức ôn thi miễn phí các môn thi và cung cấp 300 suất ăn, ở miễn phí tại ký túc xá cho các bạn thí sinh ở xa, hoàn cảnh khó khăn hoặc đăng ký dự thi sớm. Thứ tư, Nhà trường thông báo thông tin tuyển sinh đầy đủ, rộng rãi trên website của Trường, hệ thống loa phát thanh của các khu dân cư và trên truyền hình. Bên cạnh đó, mỗi cán bộ giảng viên, nhân viên, sinh viên cũng là những người quảng bá tuyển sinh (truyền miệng) rất hữu ích. Thu hút được khá nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh và thí sinh mỗi năm. Từ đó số lượng hồ sơ đăng ký dự thi cũng tăng lên theo từng năm. Thứ năm, Nhà trường

trao các suất học bổng cho thí sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi và các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Bảng 2.4. Số lượng hồ sơ phát miễn phí cho học sinh THPT

Năm 2011- 2012 Năm 2012- 2013 Năm 2013- 2014 Số lượng hồ sơ

phát miễn phí cho học sinh THPT

1.000 1.200 2.500

(Nguồn: Ban Tuyển sinh- Phòng Hợp tác đào tạo)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w