Ngành đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 76 - 79)

1. Hệ Đại học chính quy (Bao gồm cả hệ liên thông CĐ - ĐH): 2000 chỉ tiêu, bao gồm 09 ngành học thuộc các khối kinh tế, kỹ thuật và văn hóa - xã hội như Kế toán; Tài chính - Ngân hàng; Kinh tế; Quản trị kinh doanh; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Phát triển nông thôn; Chăn nuôi - Thú y; Kỹ thuật Điện - Điện tử và Chính trị học;

2. Hệ Cao đẳng chính quy (Bao gồm cả hệ liên thông TC - CĐ): 950 chỉ tiêu, bao gồm các ngành học thuộc các khối kinh tế, kỹ thuật và văn hóa - xã hội như: Kế toán; Tài chính - Ngân hàng; Quản trị kinh doanh; Quản trị văn phòng; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông; Công nghệ thông tin; Tiếng Anh (Tiếng Anh thương mại)…;

3. Hệ Trung cấp: 200 chỉ tiêu gồm các ngành: Kế toán; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử…

Nhà trường đang đào tạo 13 ngành học hệ chính quy: 09 ngành Kinh tế - Xã hội, 04 ngành Kỹ thuật với 19 chuyên ngành ở 03 bậc học Đại học, Cao đẳng và Trung cấp.

1. Khối ngành Kinh tế: Là Trường đầu tiên và có thâm niên nhiều năm nhất ở tỉnh Hải Dương đào tạo các ngành: Kế toán, Tài chính - Ngân hàng và Quản trị kinh doanh với nhiều chuyên ngành ở các bậc Đại học, Cao đẳng và Trung cấp.

2. Khối ngành Kỹ thuật: Nhà trường đang đào tạo các ngành có nhu cầu lao động cao, số lượng và chất lượng sinh viên các khóa đào tạo tăng liện tục. Toàn bộ sinh viên và học sinh tốt nghiệp ra trường được các doanh nghiệp tuyển dụng…

3. Khối ngành Xã hội:

- Ngành Chính trị học trình độ đại học, khi tốt nghiệp có thể giảng dạy tại các trường trung học cơ sở, phổ thông, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chính trị và cán bộ tại các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp…;

- Các ngành Quản trị văn phòng và ngành Tiếng Anh (chuyên ngành Tiếng Anh thương mại) trình độ cao đẳng.

Ngoài ra, Trường còn hợp tác và liên kết với nhiều cơ sở đào tạo có uy tín ở trong và ngoài nước để đào tạo nhiều ngành và chuyên ngành như: Trình độ đại học gồm: Luật kinh tế, Tiếng Anh, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật xây dựng dân dụng…; trình độ sau đại học và các hệ bồi dưỡng…;

Mặt khác, Nhà trường đã chuẩn bị đủ giảng viên và cơ sở vật chất; đã lập xong các đề án và đang làm thủ tục xin cấp phép đào tạo các ngành Sư phạm trình độ đại học như: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm kỹ thuật Công nghệ…

d. Quản lý và định hướng giáo dục

Trong 2 năm qua, Trường Đại học Hải Dương đã ký kết 2 văn bản ghi nhớ hoặc thoả thuận với các đối tác nước ngoài, đón tiếp 5 đoàn khách quốc tế từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga đến thăm và làm việc tại trường. Các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, đa dạng và không vi phạm quy định hiện hành.

Hoạt động hợp tác quốc tế đã góp phần tích cực vào việc đổi mới nội dung chương trình giảng dạy theo hướng hội nhập với thế giới và là nhân tố quan trọng duy nhất giúp hoạt động đào tạo của Nhà trường tiếp cận với công nghệ đào tạo

hiện đại của thế giới và khu vực. Ban Giám hiệu Nhà trường đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để khuyến khích cán bộ, viên chức tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế.

Trường đã có các biện pháp cụ thể giúp sinh viên hiểu rõ về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo và các yêu cầu kiểm tra, đánh giá, thực hiện tốt quy chế đào tạo, rèn luyện và những vấn đề liên quan đến người học. Nhà trường luôn đảm bảo các chế độ chính sách xã hội và thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả hỗ trợ sinh viên về chế độ chính sách xã hội, chăm sóc sức khoẻ và đầu tư kinh phí cho các hoạt động văn nghệ- TDTT trong sinh viên.

Đại bộ phận sinh viên đã có ý thức trong sinh hoạt, học tập và hoạt động cộng đồng, trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, thực hiện tốt các quy định của Nhà trường và chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Truờng Đại học Hải Dương đã thực hiện đa dạng hoá loại hình đào tạo đại học và sau đại học, thực hiện liên kết đào tạo với các trường: Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Thái Nguyên..., các bộ, ngành trong cả nước. Do đó, Trường đã đáp ứn nhu cầu đa dạng của người học, tạo nhiều điều kiện cho người học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Trường đã có kế hoạch từng bước áp dụng chuẩn mực chung về chương trình đào tạo. Trường đã thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Nhà trường có hệ thống sổ sách quản lý kết quả học tập của người học song song với phần mềm tin học, đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, truy cập và tổng hợp báo cáo, đồng thời có các giải pháp đảm bảo an toàn cho dữ liệu.

Vào các năm tiếp theo, để thực hiện việc áp dụng chuẩn mực chung về chương trình đào tạo và kiểm tra, đánh giá đối với các phương thức tổ chức đào tạo khác nhau, Trường sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn mang tính pháp quy. Phòng Đảm bảo chất lượng sẽ tham mưu ban hành các quy định về việc xây dựng, quản lý và đánh giá ngân hàng đề thi; tiến hành việc thống kê phân tích định lượng các kết

quả thi để từ đó điều chỉnh các hình thức thi và mức độ khó của đề thi.

2.3. Thực trạng quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương

2.3.1. Mục tiêu quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương

Ngay từ ngày đầu thành lập, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Đại học Hải Dương đã xác định rõ mục tiêu phải phát triển thương hiệu của Trường, trong đó nêu chi tiết mục tiêu của hoạt động quảng bá thương hiệu như:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 76 - 79)