Tư vấn tuyển sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 115 - 119)

- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

k.Tư vấn tuyển sinh

- Tổ chức tư vấn tuyển sinh trực tuyến (tổ chức các buổi gặp gỡ thí sinh trực tiếp hoặc giải đáp thắc mắc qua mạng...)

- In tờ rơi, tờ gấp có thông tin đầy đủ về các chuyên ngành của từng khoa để cung cấp đến các thí sinh.

- Tổ chức riêng một ngày hội cho học sinh THPT đến tận trường tham quan, tìm hiểu môi trường học tập.

- Tổ chức nhiều đoàn tư vấn đi đến từng trường THPT ở các huyện, thị xã để tư vấn cho học sinh. Khi được Ban giám hiệu các trường THPT đồng ý, đoàn tư vấn sẽ xin khoảng 5 - 10 phút trong giờ chào cờ đầu giờ để giới thiệu một số thông tin về trường và phát tờ rơi đến học sinh.

- Dùng chính sách học bổng hấp dẫn để thu hút thí sinh. Cụ thể, tất cả các thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 khi trúng tuyển vào trường và có điểm trung bình năm học lớp 12 đạt từ loại khá trở lên sẽ được giảm 50% học phí cho năm học đầu tiên. Từ năm thứ 2 trở đi, việc cấp học bổng sẽ căn cứ vào thành tích học tập và rèn luyện của sinh viên trong năm học. Ngoài ra, trường cũng có học bổng dành cho những sinh viên có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, gia đình chính sách, mồ côi cả cha lẫn mẹ, sinh viên ở vùng sâu vùng xa (có giấy chứng nhận theo quy định) với mức giảm 30% học phí cho năm học đầu tiên.

- Tổ chức chương trình hành động "Đoàn với công tác tuyển sinh": Mỗi bạn sinh viên đang sống và học tập tại Nhà trường sẽ tự thể hiện là một nhân tố tích cực để quảng bá cho hình ảnh của Nhà trường. Mỗi chi đoàn sẽ vạch cho mình một kế hoạch nhằm quảng bá hình ảnh Nhà trường và đưa thông tin tuyển sinh của nhà trường tới các vùng, địa phương, các trường cấp 3 nơi mà các thành viên trong chi đoàn đã từng học hoặc có mối quan hệ quen biết. Các chi đoàn sẽ giữ liên lạc với những vùng, địa phương, các trường THPT mình đã tới và quảng bá hình ảnh để tiếp nhận những hồ sơ đăng ký nhập học (trên mặt sau của túi hồ sơ có ghi tên chi đoàn) đồng thời là người hướng dẫn các thông tin, trực tiếp tiếp đón các bạn sinh viên tới trường làm thủ tục nhập học. Ban tổ chức kết hợp với Ban tuyển sinh của Trường hỗ trợ kinh phí tuyển sinh cho các chi đoàn, tổng kết kết quả tuyển sinh và khen thưởng cho các chi đoàn.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị với Trường Đại học Hải Dương

- Mặc dù được đánh giá là một trong những trường chất lượng, song thương hiệu ĐHHD chưa được xây dựng và bảo vệ trên cơ sở chiến lược rõ ràng và nhất quán. Các thành viên trong trường chưa có những hành động tích cực trong việc phát triển, gìn giữ và bảo vệ thương hiệu.

hiệu, để có thể khẳng định vị thế của mình đối với trong tỉnh và trên cả nước, ĐHHD phải có chiến lược bài bản hơn.

- Cần xây dựng nhận thức đúng và đủ trong ĐHHD về thương hiệu, đề ra những chiến lược thực thi trên tất cả các mặt.

- Là một tài sản quan trọng trong cạnh tranh, thương hiệu ĐHHD cần phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo uy tín, hình ảnh thương hiệu.

- Tăng đầu tư về mặt nhân sự phục vụ cho xây dựng và phát triển thương hiệu, thường xuyên tổ chức cho cán bộ, nhân viên tham gia các khóa đào tạo về quản lý thương hiệu, quản lý thông tin, xây dựng và phát triển thương hiệu, tham gia các hội thảo về thương hiệu và các vấn đề liên quan đến thương hiệu đại học.

- ĐHHD phải không ngừng giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng liên kết đào tạo với các trường đại học danh tiếng trong nước và trên thế giới.

- Đầu tư nghiên cứu và tổ chức đào tạo các ngành mới đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

- Quảng bá hình ảnh và xây dựng thương hiệu ĐHHD không phải là việc một sớm một chiều mà đòi hỏi sự tâm huyết và nỗ lực hết mình của các nhà lãnh đạo và quản lý, sự đồng sức đồng lòng của tập thể cán bộ, công nhân viên trong toàn trường nhằm sớm đưa ĐHHD trở thành một đại học danh tiếng hàng đầu của cả tỉnh, góp phần vào sự phát triển chung ngành giáo dục tỉnh nhà, xứng đáng với kỳ vọng của lãnh đạo Đảng và Nhà nước giao phó.

3.3.2. Kiến nghị với Chính quyền Tỉnh

- Tỉnh cần cấp nhiều kinh phí hơn cho Trường để Trường có thể đảm bảo vừa xây dựng cơ sở vật chất vừa phát triển hình ảnh cho xứng tầm là Trường đại học duy nhất trực thuộc tỉnh (tính đến thời điểm này).

- Tỉnh cần tạo điều kiện cho Trường có nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu với các doanh nghiệp trong tỉnh.

3.3.3. Kiến nghị với Chính quyền Trung ương

- Chính phủ cần có chính sách quy định cụ thể về quảng bá thương hiệu và quy định Luật Quảng cáo chặt chẽ hơn để các trường hoặc các công ty chuyên về

quảng bá, marketing có cơ sở để thực hiện.

KẾT LUẬN

Quảng bá thương hiệu là khái niệm khá mới mẻ đối với các trường đại học ở Việt Nam nhưng trong xu thế hội nhập và phát triển, sự cạnh tranh giữa các trường ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc làm này không thể thiếu. Và trong tương lai, trường nào muốn tồn tại được trên thị trường thì cần phải làm tốt công tác quảng bá thương hiệu để tạo chỗ đứng trong tâm trí khách hàng.

Hiểu được điều đó, Trường Đại học Hải Dương đã đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu trong thời gian qua (từ năm 2011 đến nay). Tuy nhiên, vì mới được được nâng cấp từ trường Cao đẳng lên Đại học và đổi tên trường nên hoạt động quảng bá này vẫn chưa được hoàn thiện. Hình ảnh thương hiệu Đại học Hải Dương vẫn còn khá mới mẻ trong tâm trí khách hàng và công chúng.

Với đề tài “Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương”, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quảng bá thương hiệu trong thời gian tới nhưng đây cũng chỉ là những ý kiến chủ quan của bản thân tác giả nên chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Chính vì vậy, tác giả mong nhận được nhiều sự đóng góp, bổ sung ý kiến từ Qúy thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn và có thể áp dụng được vào hoạt động quảng bá thương hiệu của Trường trong thời gian gần nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 115 - 119)