Các yếu tố ảnh hưởng đến quảng bá thương hiệu trường đại học a Yếu tố thuộc về trường đại học

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 52)

- Bán hàng cá nhân: Bán hàng cá nhân đối với các trường đại học có thể hiểu là hoạt động cử đội ngũ cán bộ, nhân viên tuyển sinh đến tiếp xúc học sinh

1.2.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quảng bá thương hiệu trường đại học a Yếu tố thuộc về trường đại học

a. Yếu tố thuộc về trường đại học

Theo quan điểm của tác giả thì có ít nhất 5 yếu tố ảnh hưởng chính đến quảng bá thương hiệu của trường đại học như:

Thứ nhất là nhận thức của lãnh đạo nhà trường cũng như các thành viên về quảng bá thương hiệu. Sai lầm phổ biến nhất của các trường đại học cũng như các

doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là đánh đồng quảng bá với quan hệ báo chí trong khi truyền thông báo chí chỉ là một bộ phận nhỏ thuộc ngành PR (quảng bá) . Xuất phát từ suy nghĩ này nên các trường chỉ lo quan tâm đến cánh nhà báo, từ phóng viên, trưởng ban cho đến Tổng biên tập của các phương tiện truyền thông. Họ tin rằng "Chỉ cần bơm quan hệ với báo chí là êm xuôi", tức là mọi loại thông tin của trường (cho dù không có giá trị về tin tức báo chí) sẽ được hỗ trợ đăng tải rộng rãi. Nhiều trường thậm chí còn đánh đồng công việc của quảng bá thương hiệu với các sự vụ lặt nhặt như in ấn, tổ chức lễ kỷ niệm, viết thông cáo báo chí...Những quan điểm lệch lạc này chính là nguyên nhân gây nên các sự cố, tạo ra khủng hoảng, gây thiệt hại khá nặng nề cho hoạt động và uy tín của trường. Chính vì vậy, việc các nhà lãnh đạo và các thành viên của trường nhận thức đúng về quảng bá thương hiệu đã góp một phần không nhỏ vào thành công của hoạt động này.

Thứ hai làngân sách dành cho hoạt động quảng bá thương hiệu. Thực tế cho thấy rất ít trường sử dụng PR chuyên nghiệp trong xây dựng thương hiệu, mặc dù họ có thể chi rất nhiều tiền cho quảng cáo đại trà. Nếu các trường biết đầu tư thích đáng cho hoạt động PR thì họ có khả năng nâng cao ảnh hưởng thương hiệu của trường hiệu quả hơn nhiều so với quảng cáo bởi công chúng luôn tin tưởng PR hơn quảng cáo.

Thứ ba là chất lượng của đội ngũ nhân viên phụ trách quảng bá thương hiệu. Hầu như các trường ở Việt Nam không có riêng bộ phận PR trong tổ chức, trong khi con số này có thể lên đến hàng chục người ở các trường nước ngoài. Nếu trường nào có xem trọng PR lắm thì cũng chỉ có một đến hai người phụ trách công tác này, thế nhưng thường nhân sự này không qua đào tạo, ít có kinh nghiệm về truyền thông hay PR. Với nền tảng như thế thì khó trách trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ đang thực hiện công tác PR tại các trường không cao, dù số này rất ít. Điều đó dẫn đến chất lượng quảng bá hình ảnh chắc chắn sẽ không cao và không đat được mục tiêu như mong đợi.

Thứ tư là chính sách của nhà trường về hoạt động quảng bá thương hiệu. Do thiếu những quy định về mặt chính sách thực hiện nên việc thực hiện quảng bá thương hiệu ở các trường còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ năm là mối quan hệ của nhà trường với 7 nhóm đối tượng- thân chủ chính của đại học đã nêu ở trên

Khi nhà trường không chú trọng, quan tâm xây dựng các mối quan hệ tốt với các nhóm đối tượng này thì việc quảng bá thương hiệu cũng chẳng có ý nghĩa gì và ngược lại khi việc quảng bá thương hiệu không tốt thì làm sao gây được ấn tượng tốt với họ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 52)