Từng bước giành ưu thế trong các mô hình liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 109)

- Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

f. Từng bước giành ưu thế trong các mô hình liên kết đào tạo

Liên kết đào tạo giữa các trường đại học trong và ngoài nước ngày nay không còn là một khái niệm xa lạ với nhiều người. Thông thường, liên kết đào tạo được chia làm hai loại hình: liên kết trong nước và liên kết với nước ngoài. Trong đó, hình thức chuẩn xác nhất để đo lường sự thành công của Việt Nam trong việc xây dựng thương hiệu giáo dục là liên kết với nước ngoài. Liên kết với nước ngoài hay còn được biết đến với tên gọi là chương trình tiên tiến không chỉ được áp dụng với bậc đại học mà còn phổ biến ở bậc sau đại học. Thuộc cùng loại hình liên kết này lại có một số hình thức khác nhau: đào tạo tại Việt Nam và cấp bằng hoặc chứng chỉ nước ngoài; đào tạo tại Việt Nam và cả hai nước tham gia liên kết cùng cấp bằng hoặc chương trình hai giai đoạn, mỗi giai đoạn đào tạo được tiến hành ở một quốc gia với thời lượng như nhau hoặc khác nhau. Đại học Hải Dương đã liên

kết với một số trường của Nga, Trung Quốc, sắp tới mở rộng ra Hàn Quốc, Nhật Bản...Tuy nhiên các phương thức liên kết vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các trưởng đối tác của nước ngoài, chủ yếu thể hiện qua hình thức 2 + 2 (2 năm cơ sở học tại đại học trong nước, 2 năm chuyên ngành học tại đại học nước ngoài) hoặc 1+3 (1 năm cơ sở học tại đại học trong nước, 3 năm chuyên ngành học tại nước bạn). Hoặc có những chưong trình liên kết, đại học Việt Nam chỉ đóng vai trò như một nhà tuyển dụng, còn hầu hết thời gian học tập đều là ở nước ngoài. Mục đích của liên kết đào tạo hiện nay đang dừng ở việc tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thụ hưởng nền giáo dục tiên tiến của phía đối tác do vậy thời gian học ở nước ngoài càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, một khi đã tạo dựng được thương hiệu riêng cho nền giáo dục đại học với môi trường đào tạo có chất lượng, Việt Nam nói chung và từng trường cần tiến hành chuyển hướng các hình thức liên kết đào tạo, đưa bản thân từ chỗ bị động sang vị thế chủ động hơn. Quá trình giành ưu thế trong các mô hình liên kết đào tạo cần tiến hành qua các bước:

Trong ngắn hạn: Tiến hành sàng lọc đối tác và liên kết với các trường đại học có chất lượng trên thế giới để tăng danh tiếng cho trường. Ví dụ như các chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại Việt Nam đều liên kết được trường đại học của Việt Nam với các trường danh tiếng của nước ngoài.

Trong dài hạn, thực hiện mục tiêu liên kết ngang hàng, tức là xây dựng các chương trình trao đổi sinh viên hai chiều, phía đối tác tiếp nhận sinh viên VN sang để đào tạo trong thời gian cuối trong một số lĩnh vực và ngược lại, các trường Việt Nam tiếp nhận sinh viên nước ngoài sang đào tạo trong một số lĩnh vực khác. Khi đó, trình độ giảng dạy cũng như kiến thức của nước ta đã phải được đảm bảo vững chắc, sâu rộng như các nước khác trên thế giới đồng thời vẫn có nét đặc trưng riêng của mình. Việc liên kết ngang hàng này sẽ nâng tầm vị thế của đại học Việt Nam ngang hàng với phía đối tác.

Đối với các trường liên kết không thuộc nhóm các trường danh giá ở nước bạn, các trường đại học Việt Nam nên tìm cách kéo dài thời gian và số lượng các

môn chuyên ngành đào tạo tại Việt Nam. Nói cách khác là thay vì gửi sinh viên “nhờ” nước bạn đào tạo hộ những môn quan trọng như hiện nay, các trường đại học Việt Nam sẽ tìm cách tiếp nhận sinh viên nước ngoài về đào tạo hộ nước bạn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w