- Bán hàng cá nhân: Bán hàng cá nhân đối với các trường đại học có thể hiểu là hoạt động cử đội ngũ cán bộ, nhân viên tuyển sinh đến tiếp xúc học sinh
b. Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài:
Nói đến các yếu tố bên ngoài trường đại học tác động đến quảng bá thương hiệu của trường, ta có thể nói ngay đến:
Thứ nhất là chất lượng đội ngũ phóng viên, nhân viên của công ty truyền thông. Khi trình độ đội ngũ phóng viên, nhân viên đảm nhiệm công việc này không cao thì liệu việc đưa tin về trường có được chính xác, phù hợp, đáp ứng được yêu cầu mà các trường đề ra không?
Thứ hai là cơ chế, chính sách để các công ty truyền thông, tổ chức sự kiện hoạt động.
Thứ ba là sự phối hợp nhịp nhàng, hỗ trợ trường trong các hoạt động quảng bá (tổ chức sự kiện, tham gia hội chợ, xây dựng website...) để các trường làm tốt công tác quảng bá thương hiệu của mình.
1.3. Kinh nghiệm quảng bá thương hiệu của một số trường và bài học rút ra cho Trường Đại học Hải Dương ra cho Trường Đại học Hải Dương
1.3.1. Kinh nghiệm quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những đại học lớn của Việt Nam, tuy nhiên thương hiệu và danh tiếng vẫn chưa được xã hội biết đến một cách tương xứng với thành tựu và tiềm năng, uy tín, sứ mệnh và tầm vóc. Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố mà lối nghĩ cũ, cục bộ, chưa có ý thức đầy đủ về giá trị và sức mạnh của thương hiệu , chưa khai thác có hiệu quả các thế mạnh và các nguồn lực nên đã và đang làm tổn thương đến uy tín và thương hiệu của Đại học Quốc gia Hà Nội. Chính vì thế, tác giả Nguyễn Thị Kim Lương- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
đã chọn đề tài “Biện pháp cơ bản phát triển danh tiếng và quảng bá hình ảnh của Đại học Quốc gia Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Dựa vào luận văn này, chúng ta có thể thấy các biện pháp cơ bản mà Đại học Quốc gia đã làm được để quảng bá hình ảnh (thực chất là hình ảnh thương hiệu) thông qua các công cụ như: Quảng bá trực tiếp thông qua website của trường; Quảng bá trên các phương tiện truyền thông; Quảng bá trực tiếp; PR (hoạt động cộng đồng, ấn phẩm của trường, phim ảnh...).
Ba phương tiện được coi là hữu hiệu nhất để quảng bá thương hiệu của Đại học Quốc gia Hà Nội là Internet, truyền miệng và thông qua báo chí/ ấn phẩm.
- Tổ chức sự kiện, hội thảo khoa học.
- Quan hệ công chúng được thực hiện qua phim ảnh; quan hệ báo chí và các phương tiện truyền hình; tổ chức tốt các sự kiện như tiếp đón các nguyên thủ quốc gia, các đoàn khách quốc tế, các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đến thăm và làm việc tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
1.3.2. Kinh nghiệm quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Lạc Hồng- Đồng Nai Đồng Nai
Đại học Lạc Hồng ra đời năm 1997, là trường đại học đầu tiên của tỉnh Đồng Nai. Sự ra đời của trường nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật của một tỉnh không chỉ mạnh về kinh tế, xã hội mà cong có trọng tâm phát triển các khu công nghiệp và các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ. Đến năm 2012, trường đã bước sang tuổi 15 với vị thế và những thành tích vang dội rất đáng tự hào.
Để làm được điều đó, cùng với sự nỗ lực của các cán bộ, giảng viên, nhân viên trong trường, là một chính sách phát triển phù hợp và các chiến lược quảng bá thương hiệu khá hiệu quả.
Nếu ghé qua website của trường Đại học Lạc Hồng, mọi người sẽ thấy được ngay ở đó một giao diện đẹp, bố trí khoa học, hợp lý với các thông tin cụ thể khiến
người xem có thể tìm thấy ngay được những thông tin cần thiết.
Bên cạnh đó, trường kết hợp làm tốt các công tác quảng bá thương hiệu như: quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: tivi, radio, báo chí; Làm các video clip giới thiệu về trường bằng nhiều thứ tiếng khác nhau: tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn và tiếng Trung Quốc vì mục tiêu của trường cũng đào tạo sinh viên phục vụ cho các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai và yêu cầu sinh viên mặc đồng phục có in logo của trường (Nguồn: Luận văn tốt nghiệp “Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Lạc Hồng: của tác giả Đoàn Phạm Ngũ Châu tháng 12. 2009).
Thêm vào đó, trường cũng đã thiết logo rõ ràng và bài hát truyền thống “Hành khúc Lạc Hồng”.
1.3.3. Bài học rút ra cho Trường Đại học Hải Dương
Về cơ bản, Trường Đại học Hải Dương cũng đã thực hiện tốt được các hoạt động quảng bá giống như các trường trên. Nhưng về hoạt động tổ chức hội thảo khoa học, trong thời gian tới Trường Đại học Hải Dương cần cử cán bộ, giảng viên đến tham gia các hội thảo khoa học do Trường Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức để học tập kinh nghiệm, áp dụng tại Trường.
Tiếp đến, xét thấy Trường Đại học Hải Dương và Trường Đại học Lạc Hồng có khá nhiều điểm chung. Về lịch sử hình thành thì họ kém Trường Đại học Hải Dương nhưng về đào tạo Đại học thì họ đã có hơn 15 năm kinh nghiệm còn Trường Đại học Hải Dương mới chỉ có 2 năm. Chính vì vậy, Trường Đại học Hải Dương có thể học rất nhiều điều từ học như: nên làm các video clip và website bằng các thứ tiếng khác: tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung như trường Đại học Lạc Hồng. Vì ở Hải Dương có hơn 40 công ty Nhật Bản, hơn 30 công ty Hàn Quốc và khoảng 35 công ty của Đài Loan, Trung Quốc nên nếu làm được điều này sẽ giúp Trường có cơ hội quảng bá tốt hơn tới các doanh nghiệp nước ngoài. Và trước đây, Trường Đại học Hải Dương đã viết Thư ngỏ bằng tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Hàn gửi tới các doanh nghiệp nước ngoài đóng trên địa bàn tỉnh nhưng
chưa mấy hiệu quả do thư không phản ảnh hết được về mặt hình ảnh của Trường sống động như làm các video clip.
Việc yêu cầu sinh viên mặc đồng phục của trường cũng là một ý tưởng hay nhưng e rằng khó khả thi vì trong suốt quá trình từ học tiểu học đến THPT, học sinh đã quá quen, thậm chí chán ngấy việc suốt ngày phải mặc đồng phục của trường rồi nên khi lên Đại học, họ muốn được tự do, thoải mái (trong khuôn khổ) lựa chọn trang phục đến trường. Nếu có chăng, Đại học Hải Dương cũng sẽ thiết kế đồng phục của Trường nhưng chỉ yêu cầu sinh viên mặc vào các dịp quan trọng như: Khai giảng, tổng kết năm học, Ngày hội tuyển sinh....
CHƯƠNG 2