Kết quả hoạt động của Trường Đại học Hải Dương giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 65 - 74)

- Bán hàng cá nhân: Bán hàng cá nhân đối với các trường đại học có thể hiểu là hoạt động cử đội ngũ cán bộ, nhân viên tuyển sinh đến tiếp xúc học sinh

17. Phục vụ đời sống và việc làm

2.1.3. Kết quả hoạt động của Trường Đại học Hải Dương giai đoạn 2011-

Trường Đại học Hải Dương là một trường đại học đa ngành đa lĩnh vực, được giao nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đào tạo các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật ở khu vực đồng bằng Sông Hồng.

Trong 2 năm qua, tập thể lãnh đạo và cán bộ viên chức của Nhà trường đã nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, mang lại nhiều thay đổi tích cực, những kết quả đáng khích lệ trong các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển đội ngũ, phát triển cơ sở vật chất phục vụ dạy và học.

Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng và mục tiêu của Trường Đại học Hải Dương

- Điểm mạnh:

Trường Đại học Hải Dương có sứ mạng rõ ràng và phù hợp với chức năng và nguồn lực của mình. Sứ mạng của Trường đã được công bố chính thức trên website Trường. Sứ mạng của Trường súc tích, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và cả nước.

cho phù hợp với tình hình thực tế của Trường. Mục tiêu giáo dục của Trường có sự thống nhất cao giữa các cấp Ủy đảng, chính quyền và đoàn thể. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện các mục tiên đề ra. Mục tiêu giáo dục cũng được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, viên chức và sinh viên thông qua công tác tuyên truyền, sinh hoạt đầu khóa, các tài liệu giới thiệu Trường.

- Tồn tại và kế hoạch:

Trường chưa có những biện pháp tích cực nhằm công bố sứ mạng của Trường đến các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan sử dụng sản phẩm của Trường. Hai năm qua, mục tiêu của Trường còn phụ thuộc nhiều vào nhiệm vụ do Bộ Giáo dục và Đào tạo giao và các nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính từ các hoạt động có thu của Trường còn hạn chế, nên Trường chưa thật sự chủ động hoàn toàn trong việc đề ra và thực hiện các mục tiêu.

Từ năm học 2013- 2014, Trường sẽ thông báo rộng rãi sứ mạng của mình ra bên ngoài, thường xuyên tổ chức lấy ý kiến cán bộ, viên chức và sinh viên của Trường về phương hướng phát triển của Trường. Ngoài ra, Trường sẽ tổ chức việc khảo sát ý kiến của các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan và địa phương nhằm bổ sung và hoàn chỉnh sứ mạng của mình. Bên cạnh đó, tuyên bố sứ mạng của Trường sẽ được đưa vào các bảng đặt tại các vị trí trang trọng của các hội trường, thư viện, ký túc xá...

Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý

- Điểm mạnh:

Cơ cấu của Trường là phù hợp với thực tế, linh động và được thể chế hóa bằng các quy chế hoạt động rõ ràng, tạo điều kiện phát huy được mối quan hệ giữa các đơn vị nhằm phục vụ mục tiêu chung.

Hệ thống văn bản tổ chức và quản lý cấp trường khá đầy đủ và đã được triển khai phổ biến trong trường bằng nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời do tránh được sự chồng chéo trong công việc giữa các cá nhân và đơn vị trong trường nên công việc được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả cao.

Việc xác lập chức năng, nhiệm vụ của một số đơn vụ trong cơ cấu tổ chức cong có những điểm chưa phù hợp.

Hệ thống giám sát việc thực hiện các văn bản về công tác tổ chức và quản lý của Trường còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

Trong năm học 2013- 2014, Trường sẽ rà soát và điều chỉnh lại chức năng, nhiệm vụ cụ thể của một số đơn vị theo hướng tập trung đầu mối. Thành lập một số trung tâm, viện nghiên cứu bổ sung vào cơ cấu tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển.

Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo

- Điểm mạnh:

Chương trình đào tạo của Trường Đại học Hải Dương được xây dựng trên cở sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường, đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động. Trường có đầy đủ chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo giảng dạy và học tập cho các ngành, các chuyên ngành đào tạo theo từng hệ đào tạo của Trường. Trường đã xây dựng nhiều chuyên ngành đào tạo mới nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Tồn tại và kế hoạch:

Chương trình đào tạo của Trường nói chung còn ít linh hoạt, mềm dẻo, biểu hiện là các học phần tự chọn trong các chương trình đào tạo còn ít. Chương trình đào tạo của một số chuyên ngành chưa thực sự đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nên chưa thu hút nhân lực.

Năm học 2013- 2014, Trường sẽ thiết kế lại các chương trình đào tạo của hệ Đại học chính quy áp dụng học chế tín chỉ theo hướng có nhiều học phần tự chọn. Trong các năm học tiếp theo, Trường sẽ tiến hành xây dựng một số chuyên ngành mới đáp ứng nhiều hơn nữa nhu cầu của nền kinh tế và của người học.

- Điểm mạnh:

Truờng Đại học Hải Dương đã thực hiện đa dạng hoá loại hình đào tạo đại học và sau đại học, thực hiện liên kết đào tạo với các trường: Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học Thái Nguyên..., các bộ, ngành trong cả nước. Do đó, Trường đã đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học, tạo nhiều điều kiện cho người học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Trường đã có kế hoạch từng bước áp dụng chuẩn mực chung về chương trình đào tạo. Trường đã thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Nhà trường có hệ thống sổ sách quản lý kết quả học tập của người học song song với phần mềm tin học, đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, truy cập và tổng hợp báo cáo, đồng thời có các giải pháp đảm bảo an toàn cho dữ liệu.

- Tồn tại và kế hoạch:

Do quy mô đào tạo khá lớn nên việc triển khai học chế tín chỉ các hệ đào tạo trong trường còn chậm, còn làm hạn chế các cơ hội học tập của sinh viên.

Việc lấy ý kiến người học về hiệu quả của các phương pháp giảng dạy chưa được thực hiện thường xuyên và rộng rãi với quy mô toàn trường; chưa thực hiện phổ biến việc thống kê, phân tích định lượng các kết quả thi, để từ đó điều chỉnh các hình thức kiểm tra, đánh giá và mức độ khó của đề thi.

Vào các năm tiếp theo, để thực hiện việc áp dụng chuẩn mực chung về chương trình đào tạo và kiểm tra, đánh giá đối với các phương thức tổ chức đào tạo khác nhau, Trường sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn mang tính pháp quy. Phòng Đảm bảo chất lượng sẽ tham mưu ban hành các quy định về việc xây dựng, quản lý và đánh giá ngân hàng đề thi; tiến hành việc thống kê phân tích định lượng các kết quả thi để từ đó điều chỉnh các hình thức thi và mức độ khó của đề thi.

Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

- Điểm mạnh:

Về cơ bản, đội ngũ quản lý, giảng viên, nhân viên của Trường hiện nay tương đối đầy đủ về số lượng và ngày càng được trẻ hóa, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của trường. Đội ngũ cán

bộ quản lý có phẩm chất đạo đức và có năng lực chuyên môn đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, vị trí công tác đang đảm trách. Đội ngũ cán bộ quản lý được bổ nhiệm theo tiêu chuẩn, đúng quy trình, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được sự tín nhiệm cao trong quần chúng và là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình tâm huyết với nhiệm vụ được giao. Nhà trường có đội ngũ giảng viên trình độ chuyên môn cao và có bề dày thâm niên giảng dạy.

- Tồn tại và kế hoạch:

Công tác xây dựng đội ngũ của Trường trong 2 năm qua còn tồn tại một số mặt hạn chế cần khắc phục. Cơ cấu đội ngũ giảng viên ở một số ngành, chuyên ngành chưa hợp lý, số lượng kỹ thuật viên, nhân viên được đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn còn ít. Trường chưa có quy định về định kỳ đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên cũng như chưa có các tiêu chí cụ thể để đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Trong thời gian tới, Trường sẽ chủ động xây dựng kế hoạch và từng bước triển khai thực hiện chương trình xây dựng đội ngũ cán bộo quản lý, giảng viên, nhân viên của trường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chuẩn hóa chất lượng.

Tiêu chuẩn 6: Người học

- Điểm mạnh:

Với nhiều giải pháp khả thi, sinh viên và học sinh học tại Trường được an toàn với các tệ nạn xã hội. Ngoài kiến thức chuyên ngành, sinh viên và học sinh còn được ôn lại nhiều kiến thức cơ sở, phổ thông và bổ sung nhiều kiến thức cuộc sống; được sống và sinh hoạt tại khu Ký túc xá khép kín, tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế; được tham gia các phong trào Đoàn, Hội, các hoạt động chính trị - xã hội, văn hóa thể thao lành mạnh... Nhiều sinh viên và học sinh được kết nạp Đảng tại trường...;

Năm học 2012-2013, toàn Trường có trên 7.000 sinh viên và học sinh các bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề và bồi dưỡng.

tạo, chương trình đào tạo và các yêu cầu kiểm tra, đánh giá, thực hiện tốt quy chế đào tạo, rèn luyện và những vấn đề liên quan đến người học. Nhà trường luôn đảm bảo các chế độ chính sách xã hội và thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả hỗ trợ sinh viên về chế độ chính sách xã hội, chăm sóc sức khoẻ và đầu tư kinh phí cho các hoạt động văn nghệ- TDTT trong sinh viên.

Đại bộ phận sinh viên đã có ý thức trong sinh hoạt, học tập và hoạt động cộng đồng, trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, thực hiện tốt các quy định của Nhà trường và chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Tồn tại và kế hoạch:

Trong công tác người học, Trường còn một số hạn chế như: thông tin cung cấp cho sinh viên về mục tiêu đào tạo, quy chế đào tạo chưa cập nhật kịp thời; cơ sở vật chất, phương tiện của trường phục vụ cho công tác trên còn hạn chế; số lượng những buổi nói chuyện về tình hình chính trị, xã hội trong và ngoài nước còn ít...

Bắt đầu năm học 2013- 2014, Trường sẽ thực hiện kế hoạch cụ thể: đa dạng hóa các kênh thông tin đến sinh viên thông qua website của trường và Sổ tay sinh viên; lập kế hoạch phân cấp và giao nhiệm vụ cho các khoa trong việc tổ chức các buổi báo cáo thời sự về tình hình chính trị, xã hội.

Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

- Điểm mạnh:

Hàng năm, Trường luôn chủ động và có kế hoạch xây dựng, triển khai và phát triển các hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng dẫn của các cấp quản lý.

Nghiên cứu khoa học đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên và nguồn thu từ đó cũng góp phần cải thiện cơ sở vật chất, thu nhập. Qua nghiên cứu khoa học, giảng viên có điều kiện trải nghiệm thực tế, góp phần cải thiện nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đo lường, đánh giá theo yêu cầu của thị trường lao động.

Bên cạnh một số bộ phận cán bộ, viên chức tích cực và thường xuyên tham gia nghiên cứu khoa học, vẫn còn một số cán bộ giảng viên chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với các hoạt động nghiên cứu khoa học của trường.

Một số đề tài còn mang tính lý luận và giải pháp chung chung, tỷ lệ đề tài hoàn thành và nghiệm thu đúng hạn chưa cao.

Năm học 2013- 2014, Trường sẽ phân cấp hoạt động nghiên cứu khoa học cụ thể cho các khoa, Viện Nghiên cứu khoa học và ứng dụng nhằm nâng cao trách nhiệm; khuyến khích các khoa chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ cho đơn vị. Nghiên cứu đề xuất khoán nhiệm vụ khoa học và công nghệ và kinh phí theo thế mạnh cho mỗi khoa và bộ môn hàng năm.

Tiêu chuẩn 8: Hoạt động hợp tác quốc tế

- Điểm mạnh:

Trong 2 năm qua, Trường Đại học Hải Dương đã ký kết 2 văn bản ghi nhớ hoặc thoả thuận với các đối tác nước ngoài, đón tiếp 5 đoàn khách quốc tế từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga đến thăm và làm việc tại trường. Các hoạt động hợp tác quốc tế đa phương, đa dạng và không vi phạm quy định hiện hành.

Hoạt động hợp tác quốc tế đã góp phần tích cực vào việc đổi mới nội dung chương trình giảng dạy theo hướng hội nhập với thế giới và là nhân tố quan trọng duy nhất giúp hoạt động đào tạo cảu Nhà trường tiếp cận với công nghệ đào tạo hiện đại của thế giới và khu vực. Ban Giám hiệu Nhà trường đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để khuyến khích cán bộ, viên chức tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế.

- Tồn tại và kế hoạch:

Nhà trường chưa thực sự chủ động trong việc thiết lập, xây dựng các quan hệ hợp tác quốc tế với các trường đại học, các tổ chức quốc tế. Để xây dựng một dự án hợp tác quốc tế còn tốn nhiều thời gian thực hiện các thủ tục xin giấy phép. Ngoài ra, nguồn lực đầu tư cho hoạt động hợp tác quốc tế còn khiêm tốn.

Tiêu chuẩn 9: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

Thư viện có vốn tài liệu đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học cho giảng viên, cán bộ, viên chức, sinh viên, học viên của trường. Thư viện không ngừng đổi mới phương cách phục vụ, ứng dụng tin học hóa trong quản lý và tra cứu thông tin. Thư viện đã nỗ lực để xây dựng chương trình hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở vật chất và bổ sung trang thiết bị, tài liệu phục vụ người đọc.

Hiện nay, Trường có đủ thiết bị tin học để hỗ trợ cho các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học, quản lý điều hành. Tất cả các máy tính trong trường đều được nối mạng Internet. Trường có bộ phận quản trị mạng để đảm bảo hoạt động của hệ thống mạng trong trường luôn ổn định. Giảng viên, sinh viên được sử dụng máy vi tính của trường để khai thác thông tin trên Internet phục vụ cho giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. Các phòng, ban chức năng có đầy đủ máy vi tính và các thiết bị tin học ngoại vi để đảm bảo hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành và phục vụ sinh viên.

Các lớp học có nhiều quy mô khác nhau phù hợp với từng môn học và từng chuyên ngành đào tạo. Sinh viên có sân bãi rộng rãi, chuyên nghiệp để học tập, sinh hoạt thể thao, văn nghệ và các hoạt động ngoại khóa khác. Sinh viên được ở trong ký túc xá thoáng mát, sạch sẽ, có thể truy cập Internet nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w