PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 58)

- Bán hàng cá nhân: Bán hàng cá nhân đối với các trường đại học có thể hiểu là hoạt động cử đội ngũ cán bộ, nhân viên tuyển sinh đến tiếp xúc học sinh

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG

GIAI ĐOẠN 2011 – 2013

2.1. Giới thiệu về Trường Đại học Hải Dương

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trường Đại học Hải Dương

Trường Đại học Hải Dương (ĐHHD - tên giao dịch bằng tiếng Anh: Hai Duong University; viết tắt là HDU)

Tên gọi: TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG - HAI DUONG UNIVERSITY

Biểu tượng:

“Đào tạo chất lượng gắn liền với tiết kiệm chi phí cho người học”

Địa chỉ: Giữa số 1001 và 1004 (vào trong 200 m)- Đại lộ Lê Thanh Nghị, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

ĐT: (0320) 3.866.258 - 3.864.455 * FAX: (0320) 3.861.249

Website: http://uhd.edu.vn hoặc http://ktkt-haiduong.edu.vn

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

Trường Đại học Hải Dương được thành lập theo Quyết định số1258/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương và Quyết định số 378/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên trường Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương thành Trường Đại học Hải Dương. Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hải Dương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ ngành ở Trung ương, sự tạo điều kiện giúp đỡ tích cực có hiệu quả của các Sở ngành trong tỉnh, Trường Đại học Hải Dương đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực;

Với truyền thống 52 năm xây dựng và trưởng thành (trên cơ sở hợp nhất, sáp nhập các cơ sở đào tạo từ các ngành: Tài chính, Kế hoạch, Thương nghiệp, Lao động và Lương thực). Nhà trường có uy tín và thế mạnh đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề theo các bậc: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học theo các khối ngành kinh tế - kỹ thuật - xã hội;

Với phương châm “đào tạo đạt chất lượng gắn liền với tiết kiệm chi phí cho người học”, bằng nhiều giải pháp khả thi, chất lượng đào tạo của Nhà trường ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội. Hiện Nhà trường luôn năng động, sáng tạo và đổi mới, chủ động vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức: tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại; làm tốt công tác sinh viên, học sinh; thực hiện các cơ chế thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại; không ngừng nghiên cứu khoa học, mở và đào tạo các ngành bậc đại học, cao đẳng mới gắn với nhu cầu bức xúc của xã hội; phối hợp, trao đổi kinh nghiệm quản lý và đào tạo với các trường đại học có uy tín ở trong và ngoài nước để xây dựng và đào tạo phù hợp cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế;

Tập thể Nhà trường, nhiều đơn vị và cá nhân trực thuộc đã được Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ghi nhận và tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý...

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Hải Dươnga. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Hải Dương a. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Đại học Hải Dương

* Chức năng, nhiệm vụ chung

Trường Đại học Hải Dương trực thuộc UBND tỉnh Hải Dương, chịu sự quản lý hành chính trực tiếp của UBND tỉnh Hải Dương; chịu sự quản lý Nhà nước chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Trường là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, hoạt động theo các quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ Trường Đại học ...;

Trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Sứ mạng và chính sách chất lượng: Sứ mạng và chính sách chất lượng của Nhà trường là đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; hội nhập khu vực về kinh tế quốc tế; phấn đấu trở thành Trung tâm giáo dục - đào tạo - nghiên cứu khoa học lớn của tỉnh.

Mục tiêu và phương châm đào tạo của Nhà trường: Phương châm đào tạo của Nhà trường là nâng cao chất lượng, chú trọng kỹ năng thực hành, bồi dưỡng tư duy phân tích, sáng tạo, nâng cao nhân cách đạo đức, phát triển thể lực cho học sinh - sinh viên.

* Một số chức năng, nhiệm vụ cụ thể

- Chức năng:

+ Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và các trình độ thấp hơn thuộc các ngành nghề: Kế toán - Kiểm toán, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị Kinh doanh, Quản trị Văn phòng, Công nghệ thông tin, Điện tử - Truyền thông, Điện dân dụng, Công nghệ Nhiệt - Lạnh; Chăn nuôi, Thú y…, cung cấp lao động cho tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận;

phát triển kinh tế xã hội;

+ Đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật; đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp các doanh nghiệp trên địa bàn.

- Nhiệm vụ:

+ Xây dựng kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng của Trường, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển Nhà trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trong cả nước; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành, nghề Nhà trường được phép đào tạo trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tổ chức tuyển sinh theo chỉ tiêu kế hoạch được giao, tổ chức các hoạt động đào tạo, công nhận tốt nghiệp, in ấn và cấp văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, hợp tác, liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, gắn đào tạo với việc làm, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội;

+ Thực hiện việc tuyển sinh, quản lý giáo dục, rèn luyện học sinh và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;

+ Nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ, thực hiện các dự án, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ theo kế hoạch do cấp trên giao, hoặc chủ động hợp tác với các viện, các trường đại học, cao đẳng, học viện, các tổ chức quốc tế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật, tổ chức đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học, dự án... cấp Trường, cấp Tỉnh và cấp Bộ; xuất bản tập san, các ấn phẩm khoa học, tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Trường theo Luật xuất bản và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tổ chức các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ quá trình đào

tạo và phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh;

+ Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân: góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ; sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư mở rộng quy mô đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất của Nhà trường và chi cho các họat động giáo dục đồng thời bổ sung nguồn tài chính cho Nhà trường;

+ Phối hợp với các tổ chức, cá nhân và gia đình của người học trong hoạt động giáo dục; Đăng ký, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và chịu sự quản lý của cơ quan kiểm định chất lượng cấp trên;

+ Quản lý về tổ chức, biên chế, cán bộ, viên chức và người lao động; về tài sản, tài chính của Trường theo quy định của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Tỉnh;

+ Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của các cấp, sở, ngành liên quan về các lĩnh vực hoạt động của Nhà trường theo quy định hiện hành;

+ Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định trong điều lệ trường đại học, cao đẳng và được Ủy ban Nhân dân tỉnh giao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quảng bá thương hiệu của Trường Đại học Hải Dương (Trang 58)