7. Bố cục của luận án
1.3.1. Một số quan điểm và bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa xuất
Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế đã đư ợc phân tích trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm gần đây. Tuy nhiên, bằng chứng cho thấy mối hệ này khá đa dạng. Trong khi một số nghiên cứu cho thấy sự tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, một số nghiên cứu khác lại cho rằng không tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa hai yếu tố này. Hầu hết các nghiên cứu với kết quả đa dạng này thuộc loại nghiên cứu phân tích hai biến tăng trưởng và xuất khẩu.
1.3.1.1. Một số quan điểm không ủng hộ tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu
Một số quan điểm cho rằng, không phải cứ đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu thì sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn, nếu các điều kiện khác không thay đổi, và/hoặc một số điều kiện tiên quyết khác không được thỏa mãn. Đã có không ít nghiên cứu chỉ ra vai trò mờ nhạt của xuất khẩu lên tăng trưởng GDP ở một số quốc gia và nhóm quốc gia. Trên thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Một số ít nghiên cứu chỉ ra rằng không có mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Richards (2001) đã nghiên cứu trường hợp của Paraguay, nước có tốc độ phát triển chậm trong những năm 1990, mặc dù đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao giai đoạn 1970-1980. Ông cho rằng tốc độ gia tăng xuất khẩu của Paraguay không được ổn định như tốc độ tăng trưởng kinh tế vì các lý do liên quan đến chính trị và kinh tế. Ông đưa ra kết luận rằng “tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở Paraguay còn rất hạn chế”. Ông kết luận rằng mặc dù gần đây mới có sự góp mặt của xuất khẩu và sản xuất có liên quan tới xuất khẩu ở Paraguay trong các hoạt động phát triển kinh tế, vẫn không thể khẳng định rằng xuất khẩu “đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn như được hiểu trong giả định tăng trưởng kinh tế nhờ xuất khẩu”. Jung & Marshall (1985) chưa thực sự tin vào việc xuất khẩu thúc đẩy phát triển kinh tế với bằng chứng đưa ra là 36 nước, hầu hết là ở Nam Mỹ và một số nước ở Châu Á và Châu Âu. Họ phát hiện rằng chỉ có bốn nước (Indonesia, Ai Cập, Costa Rica và Ecuador) có nền kinh tế phát triển là nhờ xuất khẩu. Họ đi đến kết luận rằng “bằng chứng về tăng trưởng xuất khẩu dẫn đến tăng trưởng kinh tế không thuyết phục bằng những nghiên cứu thống kê trước đó”.
Trong trường hợp của Việt Nam, có một vài nghiên cứu thực chứng khác về vấn đề trên, trong đó có nghiên cứu của các tác giả MOFA (2001), Son và cộng sự (1998), Ngọc và cộng sự (2003), về xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn trước năm 2003. Trong các nghiên cứu này, các nhóm tác giả đã sử dụng các mô hình kinh tế lượng tiêu biểu khác nhau với các kỹ thuật chuỗi thời gian hiện đại để đo lường trực tiếp đóng góp của xuất khẩu lên tăng trưởng GDP trong suốt thời kỳ nói, sau khi đã tách bạch ảnh hưởng của các nhân tố khác, như đầu tư và lao động. Kết luận chính của nghiên cứu này là xuất khẩu không phải là động lực cho tăng trưởng GDP ở Việt Nam trong suốt các năm kể từ khi thống nhất đất nước, kể cả thời sau Đổi mới là thời kỳ chứng kiến sự bù ng nổ của xuất khẩu nhờ chính sách cải cách và mở cửa ra thế giới. Nói cách khác, theo nghiên cứu trên thì chưa có bằng chứng rõ ràng về kinh tế lượng (bằng chứng định lượng) cho thấy tăng cường xuất khẩu đã kích thích sự phát triển của các khu vực khác tr ong nền kinh tế Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản hơn thì tăng trưởng khu vực sản xuất hướng xuất khẩu rất có thể chỉ làm giảm tăng trưởng của khu vực sản xuất phi xuất khẩu (hướng thị trường nội địa), bởi các nguồn lực khan hiếm đã bị hút mạnh về khu vực x uất khẩu, dẫn đến tăng trưởng GDP của toàn nền kinh tế không thay đổi.
Nhiều nước trong khu vực ASEAN dựa chủ yếu vào xuất khẩu và nguồn vốn FDI để nhanh chóng tăng mức thu nhập đầu người, thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng sẽ khó trở thành nước giàu. Có một số quan điểm lại cho rằng dựa vào xuất khẩu để tạo ra tăng trưởng là của quá khứ. Nói như thế không có nghĩa là ngừng xuất khẩu, mà các nền kinh tế phải đa dạng hóa. Bởi vậy, ngoài việc cần cẩn trọng khi xem xét mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng GDP, điều bắt buộc cho các nhà hoạch định chính sách ở mỗi quốc gia là phải nghiên cứu cụ thể được mối liên hệ này ở bản thân nước mình, trước khi đề ra những chiến lược phát triển như ra sức đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu.
Nghiên cứu trên đưa ra một số nguyên nhân để biện hộ cho kết luận mà có lẽ theo nhiều người là không thể tin được. Một trong những hàm ý về chính sách quan trọng nhất mà tác giả đã rút ra từ nghiên cứu trên là vấn đề trọng yếu đối với Việt Nam không phải là tăng trưởng về lượng của xuất khẩu (tức là không nên đặt ra mục tiêu năm nay phải đạt được tăng trưởng xuất khẩu bao nhiêu phần trăm), mà thay vào đó là phải đặt mục tiêu xuất khẩu cái gì, như thế nào, cũng như xuất khẩu vào thị trường nào sao cho có lợi nhất cho nền kinh tế.
1.3.1.2. Một số bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu
Trước tiên, cần nói rằng có cả một kho tư liệu khổng lồ các nghiên cứu học thuật về vai trò của xuất khẩu trong tăng trưởng kinh tế, ít nhất bắt đầu bằng những lý luận từ cách đây hàng trăm năm của những nhà kinh tế học tiền bối như Adam Smith và David Ricardo, và được nối tiếp gần đây nhất bởi một loạt các công trình lý thuyết của các nhà kinh tế học nổi danh khác như Romer, Gross man, Helpman, Baldwin, Feder và Forslid,v.v. là những công trình lý thuyết dọn đường cho việc hiểu và phân tích mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học. Dựa trên những công trình lý thuyết này, một loạt các nghiên cứu thực chứng đã được tiến hành, sử dụng các mẫu số liệu cấp quốc gia, khu vực, và quốc tế để làm sáng tỏ mối quan hệ trên. Những nghiên cứu thực chứng này có xu hướng khẳng định rằng xuất khẩu có mối liên hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế. Mô hình phát triển hướng ngoại thành công của các nước Đông Á trong những thập kỷ qua là minh chứng hùng hồn cho vai trò của xuất khẩu như là một động lực của tăng trưởng kinh tế ở khu vực này.
Nghiên cứu của Giles and Williams (2000) về cơ sở lý luận thực nghiệm về mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tăng trưởng và xuất khẩu có thể được chia thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất gồm những nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan giữa các nước để kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tăng trưởng và xuất khẩu; nhóm thứ hai gồm những nghiên cứu áp dụng phép hồi quy, điển hình là dựa vào giá trị bình phương nhỏ nhất và cũng thường được dự đoán cho nhiều nước; và nhóm thứ ba gồm nhiều nghiên cứu được thực hiện trong thời gian gần đây nhất và nhóm này sử dụng kỹ thuật theo chuỗi thời gian để kiểm tra sự tồn tại của mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tăng trưởng và xuất khẩu. Nghiên cứu này đi đến kết luận rằng về mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa xuất khẩu và tăng trưởng là cùng chiều.
Nghiên cứu của Ram (1985) đã hồi quy thu nhập thực tế với vốn, lao động và xuất khẩu trong cùng một hàm sản xuất; ông đã xem xét sự chênh lệch của từng biến được sử dụng, trừ tỷ lệ thu nhập so với sản lượng. Ram (1985) đã hợp lý hóa quan điểm cho rằng xuất khẩu là đầu vào của sản xuất vì mức độ xuất khẩu ảnh hưởng tới tổng sản lượng với mức lao động và vốn nhất định do mức xuất khẩu cao dẫn tới phân bổ nguồn lực tốt hơn dựa trên những khái niệm đơn giản nhất về lợi thế so sánh và hiệu quả sản xuất. Hơn nữa, xuất khẩu tăng có thể giúp tháo dỡ khó khăn
hạn chế nguồn lực ở nước ngoài và có thể tăng năng suất lao động và vốn theo mô hình phát triển hai khoảng cách.
Nghiên cứu của Afxentiou và Serletis (1991) được tiến hành dựa trên việc kiểm tra giả thiết xuất khẩu dẫn tới tăng trưởng ở 16 quốc gia, giai đoạn từ 1950 đến 1985. Bằng chứng thực nghiệm kiểm tra mối quan hệ nhân quả Granger cho thấy rằng giả thiết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu không chỉ được chứng minh ở Mỹ mà ngoài ra giả thiết xuất khẩu dựa vào tăng trưởng cũng đư ợc chứng minh ở Na Uy, Canada, Nhật Bản,... Kết quả này cho thấy chính sách khuyến khích xuất khẩu không có ảnh hưởng kích thích tăng GDP hay ngược lại.
Nghiên cứu của Jin (2002) kiểm tra giả thiết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu ở “bốn con rồng nhỏ” là Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan. Ông đã sử dụng phương pháp VAR năm biến và mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế đã được phân tích bằng các hợp phương sai, các phương trình phản ứng tức thì, và tính đồng nhất – hội tụ. Kết quả hồi quy cho thấy xuất khẩu có ảnh hưởng lớn tới tăng trưởng kinh tế của cả bốn nước này và tăng trưởng kinh tế cũng có tác đ ộng tới xuất khẩu ở các nước này trừ Đài Loan. Mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu và ngược lại được tìm thấy ở cả bốn nước.
Nghiên cứu của Shan và Sun (1998)kiểm tra giả thiết tăng trưởng dựa vào xuất khẩu đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1987-1996 với dữ liệu theo tháng. Nghiên cứu của họ khác hẳn những nghiên cứu khác trước đó vì ba lý do. Họ đã sử dụng mô hình VAR sáu biến trong hàm sản xuất nhằm tránh lỗi chi tiết có thể xảy ra, họ đã kiểm soát tăng trưởng nhập khẩu để tránh đưa ra kết quả quan hệ nhân quả giả, và họ đã kiểm tra tính nhạy cảm của quan hệ nhân quả bằng cách sử dụng các bước hồi quy khác nhau. Hai nhà nghiên cứu phát hiện ra mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng và xuất khẩu ở Trung Quốc.
Ngoài ra có hàng loạt các nghiên cứu khác, Adam Smith đã cho rằng thương mại quốc tế là phương tiện thúc đẩy tăng năng suất nhờ mở rộng quy mô thị trường nhằm đạt được tính kinh tế theo quy mô. David Ricardo cũng minh họa rằng hiệu suất tĩnh có liên quan tới lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế. Sharma và Panagiotidis (2005) tin rằng xuất khẩu là một trong những yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế. Các tác giả cũng nhất trí rằng “việc mở rộng xuất khẩu, dù không tính đến các yếu tố khác” sẽ có tác động tích cực vào các vùng kinh tế. Feder (được trích dẫn trong Ibrahim, 2002, tr.21) có quan điểm tương đồng với hai quan điểm nêu trên. Nhiều nước trong khu vực Châu Á cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều
nhà kinh tế học, trong đó có vấn đề phát triển kinh tế có liên quan tới xuất khẩu. Rahman và Mustafa (1997) đã nghiên cứu 13 nước Châu Á (Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Nepal, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, Philippines và Malaysia), Ekanayake (1999) nghiên cứu 8 nước Châu Á, đó là Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, và Thái Lan. Các nghiên cứu này không những chỉ ra được mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế mà còn thấy được rằng xuất khẩu phát triển t hì kinh tế mới tăng trưởng.
Như vậy, nhiều nghiên cứu thực nghệm được tiến hành, sử dụng các mẫu số liệu cấp quốc gia, khu vực, và quốc tế đã làm sáng tỏ mối quan hệ cùng chiều giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế. Những nghiên cứu thực nghiệm này đã chỉ ra xu hướng khẳng định rằng xuất khẩu có mối liên hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế. Mặc dù các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế nhưng tiếp cận ở những góc độ khác nhau như: chất lượng tăng trưởng, các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng, các nhân tố tác động tới tăng trưởng,... nhưng các công trình nghiên cứu đó chưa tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động xuất khẩu