Thực trạng tăng trưởng và phát triển kinhtế của Việt Nam

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 61)

7. Bố cục của luận án

2.1.2. Thực trạng tăng trưởng và phát triển kinhtế của Việt Nam

Đảng và nhà nước thực hiện chính sách mở cửa kinh tế và chuyển sự hoạt động của nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Từ năm 1991 đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng bình quân mỗi năm 7,56%. Nhờ vậy, đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước gấp 2,07 lần năm 1990. Cơ cấu vùng kinh tế cũng bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất quy mô lớn. Việt Nam chủ trương kiến tạo một nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, sự chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế chỉ có thể coi là tích cực nếu kinh tế Nhà nước vẫn giữ được vai trò chủ đạo; đồng thời tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát huy được tiềm năng to lớn của mình.

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khi vực xảy ra cuối năm 1997 đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dựa vào dữ liệu tổng hợp ở Bảng 2.1 và Phụ lục 9 tổng sản phẩm trong nước trong những năm 1992 – 1997 thường đạt mức tăng trưởng hàng năm 8 – 9% đã đột ngột giảm xuống chỉ còn tăng 5,8% vào năm 1998 và tăng 4,8% năm 1999. Từ năm 2000 đến nay, nền kinh tế nước ta đã lấy lại được đà tăng trưở ng với tốc độ tăng năm sau luôn luôn cao hơn năm trước. Tính ra trong 5 năm 2001 – 2005, bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong nước tăng 7,51%, đưa quy mô nền kinh tế năm 2005 gấp 1,44 lần năm 2000. Đối với năm 2005 so với năm 2000, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 30% với tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 5,42%; trong đó nông nghiệp tăng 4,11%/năm, thủy sản tăng 12,12%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp gấp 2,1 lần, bình quân mỗi năm tăng 16,02%, trong đó công nghiệp nhà nước gấp 1,73 lần, bình quân mỗi năm tăng 11,53%; công nghiệp ngoài nhà nước tăng 2,93 lần,

bình quân mỗi năm tăng 16,8%; tổng mức lưu chuyển hàng hóa ngoại thương gấp 2,3 lần, bình quân mỗi năm tăng 18,18%.

Năm 2007, trong bối cảnh bắt đầu thực hiện các cam kết về gia nhậ p WTO, Việt Nam vừa có những cơ hội, đồng thời cũng rất nhiều thách thức cần phải vượt qua. Làn sóng đầu tư, lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ, lao động và vốn trong khu vực và giữa khu vực với bên ngoài được mở rộng. Đến năm 2008, trên thế giới tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp hơn. C uộc khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra và đã lan rộng, diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu ổn định. Mức độ trầm trọng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và chiều hướng suy thoái của kinh tế thế giới tác động nhiều mặt đặc biệt về xuất khẩu, đầu tư, du lịch,... Điều đó gây xáo trộn lớn trong đời sống kinh tế xã hội các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu.

Khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra đã tác động tiêu cực vào kinh tế Việt Nam cuối năm 2008, Chính phủ đã triển khai thực h iện 8 nhóm giải pháp, lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô cơ bản giữ được ổn định, an sinh xã hội được bảo đảm, giữ được tăng trưởng kinh tế ở mức phù hợp. Chính phủ đã thực hiện các mục tiêu mà Quốc hội thông qua là “Tập trung cao độ mọi nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, giữ ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động phòng ngừa lạm phát cao trở lại, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó mục tiêu hàng đầu là ngăn chặn suy giảm kinh tế”. Đến năm 2010, suy thoái kinh tế thế giới đã chững lại và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi ở một số nước nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn . Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự thực hiện nghiê m túc của các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân cả nước, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định. T ốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 tăng 5,32%, sang năm 2010 là 6,8% (xem bảng 2.1). Tính chung trong 10 năm (2001-2011), tổng sản phẩm trong nước tính theo giá thực tế đạt 304,42 tỷ USD, trong đó năm 2002 đạt 35,085 tỷ USD, năm 2011 đạt khoảng 121,3 tỷ USD.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 61)