Nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ xuất khẩu hàng hóa trọng tâm

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 50)

7. Bố cục của luận án

1.2.3. nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ xuất khẩu hàng hóa trọng tâm

Nghiên cứu mối quan hệ giữa xuất khẩu các nhóm hàng hóa trọng tâm và tăng trưởng kinh tế vùng, cụ thể là các vùng KTTĐ là rất quan trọng và cần thiết. Những nghiên cứu thực nghiệm sẽ chỉ ra xu hướng khẳng định rằng xuất khẩu hàng hóa trọng tâm có mối liên hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế của từng vùng nói riêng và của cả nước nói chung và ngược lại.

Nghiên cứu sẽ là bằng chứng để chỉ ra rằng việc thúc đẩy các nhóm hàng hóa xuất khẩu trọng tâm sẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trên cơ sở vận dụng tối đa lợi thế so sánh của đất nước, đảm bảo sự phát triển ổn định, lâu dài cho nền kinh tế. Các nhóm mặt hàng xuất khẩu trọng tâm đóng vai trò quyết định, đại diện cho toàn bộ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và thể hiện được tiềm năng, sức mạnh của một quốc gia. Việc xây dựng nhóm hàng xuất khẩu trọng tâm nhằm tập trung tạo ra nhóm mặt hàng có vai trò động lực thú c đẩy toàn bộ nền xuất khẩu phát triển nhanh và hiệu quả nhất. Tập trung xây dựng mặt hàng xuất khẩu trọng tâm có ý nghĩa lớn đối với nhiều mặt của nền kinh tế như: có làm tăng quy mô sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong và ngoài vùng hay không? Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vùng có làm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng hóa trọng tâm trong vùng hay không; có tạo điều kiện giữ vững và ổn định thị trường xuất khẩu hay không? Có tạo ra nhiều công ăn việc làm, làm tăng thu nhập của người dân và các vấn đề xã hội khác trong và ngoài vùng kinh tế hay không?...

Nghiên cứu cũng sẽ chỉ ra được tác động của từng nhóm hàng hóa trọng tâm đến tăng trưởng kinh tế của từng vùng; so sánh được vùng nào có đóng góp của xuất khẩu hàng hóa trọng tâm vào tăng trưởng kinh tế vùng của vùng nào nhiều hơn, vùng nào ít hơn? Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu có thể còn chỉ ra được xuất khẩu đóng góp tích cực vào phát triển các yếu tố phi xuất khẩu (như cơ sở hạ tầng, thức ăn chế biến sẵn, nước,… trong nước) của các khu vực được kiểm tra.

Sự tìm tòi và phân tích cũng ngụ ý về mức độ mở cửa của nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước. Những nghiên cứu đó là gợi ý, là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý nhà nước có được định hướng chính sách phát triển kinh tế theo từng vùng kinh tế và cho cả nước.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 50)