Quá trình hình thành và vai trò của các vùng kinhtế trọng điểm

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 66)

7. Bố cục của luận án

2.2.1. Quá trình hình thành và vai trò của các vùng kinhtế trọng điểm

2.2.1.1. Quá trình hình thành các vùng KTTĐ

Nhằm tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như t ạo mối liên kết và phối hợp trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng lãnh thổ khác nhau của nước ta, kể từ cuối năm 1997 và đầu năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã lần lượt phê duyệt Quyết định số 747/1997/QĐ-TTg, 1018/1997/QĐ-TTg và Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg về Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH 3 vùng KTTĐ quốc gia đến năm 2010, bao gồm 3 vùng KTTĐ ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Trong Hội nghị các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Nam Bộ ngày 20-21/6/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của vùng, bổ sung vào vùng KTTĐ Nam Bộ thêm 3 tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Long An.

Tại Hội nghị các tỉnh thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày 14-15/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới của vùng; sau đó Văn phòng Chính phủ đã ra Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị, trong đó có Quyết định "bổ sung 3 tỉnh: Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc vào vùng KTTĐ B ắc Bộ". Vùng KTTĐ Trung Bộ, theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ số 1018/1997/QĐ-TTg ngày 29/11/1997, gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định số 145, 146, 148/2004/QĐ-TTg về phương hướng chủ yếu phát triển KT-XH vùng KTTĐ đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020.

Đến năm 2006, Nghị định của Chính phủ số (92/2006/NĐ-CP, 07/09/2006) về lập, phê duyệt quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và Nghị định của Chính phủ số (04/2008/NĐ-CP, 11/1/2008) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH để xác định lại vùng KTTĐ.

Năm 2009, Vùng KTTĐ ĐBSCL được thành lập theo Quyết định số 492/QĐ- TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định này, Vùng KTTĐ ĐBSCL bao gồm tỉnh/thành phố là thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau. Đây là vùng có nhiều lợi thế về phát triển nông nghiệp. Ngoài việc là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, vùng còn là trung tâm dịch vụ, du lịch lớn của cả nước đồng thời là cầu nối trong hội nhập kinh tế khu vực, đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế với các nước Đông Á, Nam Á thông qua phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ.

Như vậy, Việt Nam hiện nay có 4 vùng KTTĐ: Vùng KTTĐ Bắc Bộ, gồm 7 tỉnh, thành phố: Hà Nội (bao gồm Hà Tây cũ), Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Vùng KTTĐ miền Trung, gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Vùng KTTĐ phía Nam, gồm 8 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền Giang. Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL gồm 4 tỉnh/thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

2.2.1.2. Vai trò và tác động lan tỏa của vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam

Các vùng động lực cho tăng trưởng kinh tế sẽ tạo đà thúc đẩy nhanh tăng trưởng của cả nước và có tác động lan tỏa đến các khu vực lân cận. Các vùng này có

thể được xem như là các vùng kinh tế trọng điểm. Vùng KTTĐ tạo ra nhiều tác động tích cực đến KT-XH của cả nước. Một trong nhiều loại tác động đó là tác động lan tỏa. Tác động này thể hiện những ảnh hưởng tích cực của các vùng KTTĐ trong việc kích thích tăng trưởng và phát triển của các lãnh thổ xu ng quanh và toàn bộ nền kinh tế thông qua quá trình phân bố lại các cơ sở kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp cho ngân sách để bổ sung nguồn vốn cho phát triển sản xuất và kết cấu hạ tầng, lan truyền tiến bộ công nghệ, văn hóa, xã hội,… Điề u này có thể được thể hiện tóm lược trong sơ đồ 2.1. Một số nhận định sau đây sẽ bổ sung cho những đánh giá về vai trò và tác động của các vùng KTTĐ đã được nêu trong hiện trạng phát triển của các vùng. Cụ thể:

Thứ nhất, các vùng KTTĐ trở thành những lãnh thổ động lực có tốc độ tăng trưởng cao và có đóng góp quan trọng vào việc tăng quy mô của nền kinh tế, tăng giá trị công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu của cả nước. Theo tính toán của tác giả, các vùng KTTĐ đóng góp khoảng trên 60% cho tốc độ tăng GDP của cả nước (72% cho tăng trưởng công nghiệp, 72,8% giá trị gia tăng của công nghiệp, 80% cho tăng trưởng xuất khẩu, 58,6% cho tăng trưởng dịch vụ,…), góp phần đáng kể vào tăng quy mô của nền kinh tế, thể hiện vai trò tiên phong, động lực đóng góp vào thành tựu chung về phát triển KT-XH của cả nước. Trong tổng mức tăng trưởng chung 7,0% GDP của cả nước những năm qua, riêng các vùng KTTĐ đóng góp trên 5%, các vùng còn lại chỉ tạo ra khoảng 2%. Các vùng KTTĐ giống như các lãnh thổ hạt nhân tạo ra sự phát triển của các lãnh thổ trong phạm vi ảnh hưởng của nó. Tiếp đến, các vùng rộng lớn hơn này tiếp tục đóng góp vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước. Vùng Đông Nam Bộ và vùng KTTĐ Nam Bộ là vùng có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng c hung của cả nước.

Thứ hai, các vùng KTTĐ đã thể hiện vai trò đóng góp quyết định vào tích lũy của nền kinh tế và nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Thu hút 54% vốn đầu tư xã hội, 43% vốn đầu tư từ ngân sách nhưng bốn vùng KTTĐ đóng góp tới 85% tích lũy từ nội bộ của nền kinh tế và gần 70% nguồn thu cho ngân sách quốc gia, quyết định trên 70% tiềm lực phát triển công nghiệp, trên 80% tiềm lực phát triển các ngành dịch vụ của toàn quốc.

Thứ tư, với sự tập trung lớn các năng lực sản xuất, các vùng KTTĐ hàng năm cung cấp một khối lượng đáng kể sản phẩm công nghiệp và dịch vụ với chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của nhiều vùng trong nước và nguồn hàng cho xuất khẩu.

Thứ năm, các vùng KTTĐ đã nhanh chóng tiếp cận trình độ công nghệ tiên tiến, có những công nghệ ngang tầm với của khu vực và thế giới. Với vai trò tiên phong trong việc tiếp cận các tiến bộ công nghệ, lại có ưu thế về nhân lực đào tạo có chất lượng cao, các vùng KTTĐ luôn đi đầu trong việ c triển khai, trên cơ sở đó tạo ra các công nghệ và các trang thiết bị hiện đại không chỉ phục vụ cho sự phát triển của bản thân vùng KTTĐ mà còn đáp ứng cho nhu cầu của các vùng kém phát triển.

Sơ đồ 2.1: Tác động lan tỏa tích cực từ vùng KTTĐ tới vùng lãnh thổ khác

Nguồn:Lê Thu Hoa (2007)

Thứ sáu, với những ưu thế về kết cấu hạ tầng, các vùng KTTĐ từng bước bảo đảm sự tiếp cận nhanh chóng, kịp thời các nguồn thông tin, đặc biệt là thông tin kinh tế, thị trường ,… để lại tiếp tục cung cấp, chuyển tải và phản hồi các thông tin này cho các vùng kém phát triển, tạo điều kiện cho các vùng cùng tham gia trao đổi thông tin và hòa nhập vào sự phát triển của thị trường trong nước và quốc tế.

Thứ bảy, các lãnh thổ thuộc các vùng KTTĐ là các trung tâm giao thương quốc tế, có các cửa ngõ quan trọng để thông thương buôn bán với thế giới bên ngoài. Các cảng biển, sân bay, nhà ga đường sắt và đường bộ,… không chỉ phát huy vai trò với bản thân các lãnh thổ trọng điểm mà còn là nơi tiếp nhận và trung chuyển các hàng hóa xuất nhập khẩu của nhiều vùng khác.

Thứ tám, sự phát triển các vùng KTTĐ góp phần nâng cao năng suất và chất lượng lao động cho toàn bộ nền kinh tế. Các vùng KTTĐ đầu hình thành đội ngũ lao động và cán bộ quản lý có trình độ và tác phong lao động công nghiệp hiện đại. Phần lớn lực lượng lao động có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên của cả nước tập trung tại các vùng KTTĐ. Tay nghề của người lao động trong các cùng được nâng cao và tiếp tục lan truyền sang các vùng còn lại, các cơ sở sản xuất kinh doanh của vùng KTTĐ đặt tại các tỉnh, các địa phương khác, góp phần từng bước nâng cao trình độ và hiệu quả quản lý kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng lao động cho toàn bộ nền kinh tế nói chung, các vùng kém phát triển nói riêng.

Thứ chín, các vùng KTTĐ giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Khoảng 96% cơ sở khoa học, 42% cơ sở đào tạo, 58% trường đại học và 54% lực lượng lao động có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên của cả nước tập trung tại các vùng KTTĐ. Với lợi thế về lực lượng và tiềm lực khoa học kỹ thuật, sự tập trung số lượng lớn các cơ sở đào tạo và khoa học, trong đó có các trường đại học trọng điểm, các viện nghiên cứu khoa học đầu ngành, các vùng KTTĐ giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao , góp phần từng bước nâng cao chất lượng nguồn lao động cho vùng và nền kinh tế.

Thứ mười, sự phát triển các vùng KTTĐ đã tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các lãnh thổ thuộc vùng với sự phát triển của các cơ sở công nghiệp chế biến xuất khẩu làm cho sức mua về hàng nông lâm thủy sản với chất lượng cao. Các vùng KTTĐ trở thành vùng tiêu thụ hàng nông sản chất lượng cao góp phần chuyển đổi tập quán truyền thống sản xuất của nhiều vùng nông thôn, vùng chậm phát triển, mở ra khả năng nâng cao chất lượng và giá trị nông sản, mở rộng thị trường, phát triển các vùng chuyên canh lớn, hình thành các đô thị vệ tinh,… B ên cạnh đó, các tỉnh và thành phố thuộc vùng sẽ hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp chất lượng cao tại các vùng ngoài trọng điểm trong các lĩnh vực cải tiến thiết bị công nghệ, tạo giống, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm sản xuất và chế biến nông sản.

Mười một, sự phát triển của các vùng KTTĐ đã tạo ra một lượng lớn việc làm, thu hút và làm giảm đáng kể lượng lao động nông nhàn ở các vùng nông thôn, kém phát triển, góp phần làm tăng năng suất lao động tại các vùng này. Ngoài số lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh của các vùng, còn phải kể đến một lực lượng lớn lao động làm việc trong các ngành dịch vụ, xây dựng cơ bản,… và các khu vực phi chính thức phục vụ cho phát triển các vùng KTTĐ.

Mười hai, sự phát triển của các vùng KTTĐ cũng được đánh giá là đã tạo điều kiện bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư cho phát triển của các vùng nông thôn, vùng kém phát triển thông qua việc các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức từ các thành phố lớn chuyển vốn đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp, du lịch, văn hóa,… tại các vùng kém phát triển, hay thông qua việc thu hút lao động tới các đô thị, các lãnh thổ phát triển mà một phần đáng kể trong thu nhập của người lao động được đưa trở về các vùng nông thôn, vùng kém phát triển để giúp đỡ gi a đình xây dựng, sửa sang nhà cửa, đường sá, phát triển kinh tế nông hộ,.v.v.

Cuối cùng, nếu nhìn từ khía cạnh xã hội, sự phát triển các vùng KTTĐ cũng góp phần vào mục tiêu xóa đói giảm nghè o, phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống ở các vùng nông thôn, vùng kém phát triển thông qua sự lan truyền các thông tin và tiến bộ xã hội, cung cấp các dịch vụ văn hóa nghệ thuật, hỗ trợ nâng cao các dịch vụ y tế, giáo dục,…

Những nhận định và phân tích trên khẳng định các vùng KTTĐ không những góp phần bảo đảm tốc độ tăng trưởng chung cho toàn bộ nền kinh tế, mà còn luôn thể hiện vai trò tiên phong, động lực trong sự phát triển của cả nước, có tác dụng như những đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung cho các vùng lãnh thổ. Sự phát triển của các vùng KTTĐ cũng đóng góp đáng kể vào việc xây dựng cơ cấu kinh tế lãnh thổ tiến bộ và hiệu quả. Với sự phát triển của các vùng KTTĐ, Việt Nam đã hình thành được những lãnh thổ không chỉ đảm nhận chức năng động lực thúc đẩy sự phát triển toàn bộ nền KT-XH đất nước mà còn đảm n hận chức năng hợp tác và hội nhập quốc tế, vừa đảm nhận vai trò tiếp nhận thông tin, các thành tựu về phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa của thế giới rồi lan rộng ra các vùng xung quanh, đồng thời tạo ra sân chơi cho các nhà đầu tư nước ngoài và những điểm đến mang tính chất trọng tâm cho các chuyên gia và các nhà đầu tư du lịch quốc tế.

2.2.2. Xuất khẩu nhóm hàng hóa trọng tâm và tăng trưởng kinh tế tại các vùngkinh tế trọng điểm

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT KHẨU MỘT SỐ NHÓM HÀNG HÓA TRỌNG TÂM VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)